Em đang là sinh viên một trường đại học. Hiện em đang sống cùng gia đình, nhưng vì một số lý do em muốn dọn ra ở riêng để tiện cho việc học tập. Ngoài giờ học em vẫn đi làm thêm với mức lương 4 triệu/ tháng. Em chưa từng sống bên ngoài một mình, vì thế có chút băn khoăn là khi ra ở trọ em sẽ phải sắm sửa những vật dụng cơ bản tốn bao nhiêu? Mai Lan - (Độc giả gửi câu hỏi qua Fanpage nguoigiulua.vn)

Sinh viên ở trọ cần những vật dụng gì?

15/04/2015, 13:12

Em đang là sinh viên một trường đại học. Hiện em đang sống cùng gia đình, nhưng vì một số lý do em muốn dọn ra ở riêng để tiện cho việc học tập. Ngoài giờ học em vẫn đi làm thêm với mức lương 4 triệu/ tháng. Em chưa từng sống bên ngoài một mình, vì thế có chút băn khoăn là khi ra ở trọ em sẽ phải sắm sửa những vật dụng cơ bản tốn bao nhiêu? Mai Lan - (Độc giả gửi câu hỏi qua Fanpage nguoigiulua.vn)

Tư Vấn:

Chào bạn Lan, các trường đại học thường tập trung ở các thành phố lớn, vì thế lượng sinh viên từ các khu vực tỉnh lẻ đến học tập thường phải sống cảnh ở trọ. Cuộc sống không có gia đình ở bên chăm sóc sẽ làm sinh viên cảm thấy thiếu thốn cả vật chất và tinh thần. Nếu bạn ra ở trọ, bạn cũng sẽ giống họ, tự sắm sửa, tự chi tiêu, tự quản. Tuy nhiên, bạn vẫn có lợi thế hơn nhiều bạn sinh viên khác đó là gia đình vẫn sống cùng thành phố, khi cần gia đình sẽ có mặt kịp thời để hỗ trợ bạn. Bài viết này sẽ là hành trang giúp bạn chuẩn bị sẵn tinh thần và tiền bạc để lên kế hoạch sắm sửa dần cho căn phòng trọ mới, bởi mọi thứ khi bắt đầu đều không hề đơn giản.

Bạn Lan là sinh viên trẻ nhưng đã nỗ lực làm thêm để có một khoản thu nhập hàng tháng cho bản thân là rất đáng khích lệ. Có thể nói, đối với một bạn sinh viên đi ở trọ, mức sống 4 triệu/tháng là dư dả, nếu có định hướng chi tiêu hợp lý, bạn còn có thể tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

Nếu bạn có ý định đi ở trọ thì cần lên kế hoạch chuẩn bị từ 3 tháng trước, điều đó sẽ giúp bạn tích cóp dần chi phí sắm sửa những vật dụng cần thiết. Bên cạnh đó, bạn phải theo dõi các đợt khuyến mại, giảm giá để giảm thiểu chi phí.Tốt nhất, bạn nên tận dụng những thứ sẵn có ở nhà như chăn, gối, chiếu, đèn bàn, bát đĩa... để không phải mua mới quá nhiều thứ, gây hao hụt một khoản tiền đầu tư cho mục khác. Những thứ chưa thật sự cần thiết thì bạn không nên mua ngay mà lên kế hoạch sắm dần sau khi đã ổn định tại nơi ở mới.

Bạn cần lên kế hoạch cho việc tìm nhà trọ phù hợp với khả năng tài chính và sự thuận tiện trong việc di chuyển giữa nơi ở, trường học và nơi làm việc. Chi phí cho một phòng trọ ở thành phố lớn, đảm bảo an ninh phải từ 1,5 triệu đồng trở lên, bạn nên tham khảo và hỏi qua các bạn cùng lớp để biết cụ thể các địa điểm tốt và mức giá phù hợp. Sau khi tìm được nhà, việc tiếp theo là lên kế hoạch sắm sửa các đồ dùng cần thiết.

Việc học và đi làm đã chiếm một khoảng thời gian không nhỏ rồi, vì thế bạn chỉ nên sắm sửa những vật dụng cần thiết nhất. Dưới đây là bảng danh sách các nhu yếu phẩm cho một cô nàng ra riêng. Nó có thể được coi là tài sản cố định của bạn, lựa chọn làm sao để tính hao mòn thấp nhất, thời gian sử dụng lâu dài, dễ dàng mang vác khi thay đổi chỗ ở...

Bảng danh sách dưới đây là các vật dụng không thể thiếu cho cuộc sống tự tập của một bạn trẻ, bạn Lan cần tham khảo để biết mình cần thêm hay bớt thứ gì:

Đối với phòng ngủ, giường là thứ bạn nào cũng muốn sở hữu, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để mua. Một vài khu trọ có sẵn giường, một vài khu có sẵn phản để trải chiếu, một số khác lại chẳng có gì, nếu thấy việc đầu tư cho một chiếc giường là quá tốn kém bạn có thể mua những tấm xốp trải sàn giá thấp khoảng 150.000 đồng/18 tấm hoặc giát giường, đệm bông ép khoảng 500.000 đồng.

Thứ cần chú ý là quạt, dù là ai thì cũng cần phải sắm một chiếc quạt máy nhỏ gọn để phục vụ sinh hoạt, đặc biệt nó sẽ là cứu cánh trong những ngày nắng nóng ở những căn phòng trọ chật hẹp. Ngoài ra, đèn bàn là một lựa chọn không bao giờ thừa, giúp bạn học bài đêm khuya và bảo vệ đôi mắt bạn. Nếu có người chung phòng thì bạn nên chọn loại đèn có chụp đèn để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác.

Đối với phòng tắm, bên cạnh những vật dụng đã được liệt kê, dù có khiêm tốn trong chi tiêu đến đâu, bạn cũng nên thận trọng lựa chọn các sản phẩm như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội, sửa tắm..., vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bản thân.

Đối với phòng bếp, đây có lẽ là nơi bạn nên lưu ý hơn cả. Một chiếc bếp gas mini luôn được các bạn sinh viên chọn mua bởi sự gọn nhẹ và giá thành rẻ, tiện dụng cho việc di chuyển. Nhưng nó tiềm ẩn nguy cơ về độ an toàn từ bếp lẫn những chiếc bình gas với giá 9.000 -10.000 đồng bày bán khắp nơi, chẳng có nhãn mác... Nên nếu có điều kiện về kinh tế, bạn nên chọn mua bếp hồng ngoại, sẽ an toàn hơn khi sử dụng. Tốt hơn cả là bạn nên vào các siêu thị điện máy để mua bếp, ở đó có các nhãn hàng đáng tin cậy và quan trọng là chế độ bảo hành rõ ràng.

Một sản phẩm không thể thiếu nữa đó là nồi cơm điện. Không phải nhà trọ nào cũng cho sinh viên nấu ăn, vì thế nếu chọn được nơi thoải mái nấu cơm thì bạn phải tìm ngay một chiếc nồi cơm nhỏ xinh, vừa vặn đặt ngay vào góc bếp của mình. Nồi cơm thường được sinh viên tận dụng tối đa, vừa nấu cơm, vừa hâm nóng đồ, vừa nấu cháo kiêm cả luộc rau, xào thịt... rất thuận tiện. Hiện nay trên thị trường bán nồi cơm điện với đủ loại kích cỡ, chủng loại, bạn nên chọn loại nồi nhỏ là phù hợp, sản phẩm phải có thương hiệu trên thị trường để an tâm sử dụng lâu dài và tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Một vật dụng nữa là bình đun siêu tốc, nếu có thể thì bạn hãy trang bị ngay. Cuộc sống hàng ngày của một sinh viên ở trọ thường rất "đạm bạc". Các bạn thường cố dành thời gian làm việc khác nhiều hơn là thời gian vào bếp, không cần dùng đến lửa mà vẫn có nước nóng để nấu mì gói, pha sữa... Tuy nhiên, bạn Lan chớ nên ham rẻ mà mua những loại bình đun trôi nổi trên thị trường, chất liệu từ những loại bình này có thể gây độc hại đến sức khỏe.

Bên cạnh các khoản tiền cho nhu yếu phẩm thiết yếu, chi phí thuê phòng trọ, bạn cần tính đến chi phí điện nước, đi lại, các chi phí phát sinh hàng tháng.Từ đó bạn phải đặt ra kế hoạch chi tiêu hợp lý để trang trải những ngày tháng sống trong nhà trọ. Khi mới bắt đầu, bạn nên tạo thói quen ghi chép những khoản tiền đã chi, sẽ chi để biết mình nên chi bao nhiêu là hợp lý cho những ngày khác. Để giảm thiểu chi phí mua sắm và các chi phí khác khi đi ở trọ thì bạn có thể nghĩ đến việc đề nghị một người bạn đủ tin cậy, học chung lớp, chung trường, người mà bạn quen biết rõ đến ở chung, chia sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho nhau.

Theo Người Giữ Lửa

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên ở trọ cần những vật dụng gì?