Một trong hai chủ phà dừng hoạt động, nhưng thay vì giải quyết vấn đề để đảm bảo quyền lợi của người dân thì Giám đốc Sở GTVT tỉnh Trà Vinh lại ban hành quyết định đóng bến phà.

Sở Giao thông-Vận tải Trà Vinh 'làm khó' hàng ngàn khách đi phà

Xuân Lương | 15/05/2017, 14:57

Một trong hai chủ phà dừng hoạt động, nhưng thay vì giải quyết vấn đề để đảm bảo quyền lợi của người dân thì Giám đốc Sở GTVT tỉnh Trà Vinh lại ban hành quyết định đóng bến phà.

Năm 2005, ông Hứa Văn Lến (ngụ tại xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) và ông Ngô Văn Chót (ngụ huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) hợp tác với nhau mở tuyến phà từ Nhơn Mỹ (Kế Sách) sang Cầu Kè, theo hình thức đối lưu. Theo đó, ông Lếnxin giấy phép hoạt động phía Kế Sách, còn ông Chótxin phép hoạt động đầu bến phía Cầu Kè.

Việc đầu tư xây dựng bến do cả 2 bên cùng đóng góp. Tỉnh Sóc Trăng cấp phép hoạt động cho ông Lến phía Sóc Trăng, còn tỉnh Trà Vinh cấp phép cho ông Chót hoạt động phía bờ Trà Vinh (bến phà phía bên Trà Vinh là của nhà nước).

Giữa tháng 4.2011, hợp đồng thuê bến của ông Lếnchấm dứt, chủ đất không cho thuê nữa nênông Lến đã thuê đất của 1 ngườikhác cách bến cũ khoảng 50mmở bến mới vàđược cấp giấy phép. Tuy nhiên, sau đó, ông Chót lại thuê đất nơi bến cũ và cũng được UBND huyện Kế Sách cấp phép. Việc cấp phép mở bến cho ông Chót bị người dân phản ứng vì gây khó khăn cho người dân và cho ông Lến.

Vì vậy, Sở GTVT Sóc Trăng đã khảo sát và có công văn gửi UBND huyện Kế Sách với nội dung: “Đề nghị UBND huyện Kế Sách chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng cần nghiên cứu trong việc tổ chức quản lý hoạt động bến khách ngang sông Trà Ếch - Đường Đức theo hướng hợp nhất 2 bến nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho hành khách qua lại”.

Tuy nhiên, qua nhiều lần họp, xử lý, ông Chót không chịu sáp nhập bến mà vẫn tiếp tục cho bếncũ hoạt động. Ngày 4.5, ông Huỳnh Văn Sum - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Lê Thành Trí - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ trì cuộc họp để giải quyết một số vướng mắc trong hoạt động của bến khách ngang sông do ông Hứa Văn Lến phụ trách.

Tại cuộc họp, ông Trí đề nghị Sở GTVT Sóc Trăng xem xét tất cả các phương án để nhanh chóng giải quyết; đề nghị huyện Kế Sách phối hợp với các đơn vị chức năng tỉnh và tiến hành làm các thủ tục theo quy định của pháp luật. Riêng đối với phương tiện của ông Hứa Văn Lến vẫn được quyền hoạt động tại bến khách ngang sông Trà Ếch - Đường Đức.

Tuy nhiên, ngày 3.5.2017, Giám đốc Sở GTVT Trà VinhPhan Anh Quốcđã ký Quyết định số 62/QĐ-SGTVT với nội dung: Chấm dứt hoạt động đối với bến khách ngang sông bến Đường Đức của ông Ngô Văn Chót, lý do chủ bến chấm dứt hoạt động.

Theo đó, xóa tên bến khách ngang sông bến Đường Đức trong danh mục cảng, bến thủy nội địa lưu giữ tại bộ phận quản lý cảng, bến thủy nội địa của Sở GTVT Trà Vinh, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; hủy bỏ giấy phép hoạt động bến khách ngang sông ngày 20.3.2017 do Sở GTVT Trà Vinh cấp (cho ông Chót).

Việc Giám đốc Sở GTVT Trà Vinh ban hành quyết định đóng bến phà nói trên đã gây bức xúctrong dư luận người dân ở một số địa phương của các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long.

Bà Nguyễn Thị Kiều (ấp TràĐiêu, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, Trà Vinh) cho biết: “Mỗi ngày có hàng ngàn người dân ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng qua lại bến phà này. Nay đóng bến thì bà con rất thiệt thòi. Bà con chúng tôi mong Sở GTVT Trà Vinh xem lại quyết định”.

Ông Nguyễn Văn Út (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) cho biết: “Bà con chúng tôi là dân làm ăn luôn sử dụng phà Đường Đức - Trà Ếch để qua lại. Nay Sở GTVT đóng bến Đường Đức đã gây rất nhiều khó khăn cho người dân chúng tôi. Bây giờ muốn đi Sóc Trăng, Bạc Liêu chúng tôi phải vòng xuống Cầu Quan dài hơn 20 km, phải qua thêm 2 chuyến phà là phà Cầu Quan - Cù Lao Dung và phà Cù Lao Dung - Đại Ngãi. Chúng tôi kiến nghị UBND tỉnh Trà Vinh yêu cầu Giám đốc Sở GTVT Trà Vinh hủy bỏ quyết định và mở lại bến phà Đường Đức phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, chứ không thểchỉvì ông Chót thôi không làm là đóng cửa được”.

Cao Lương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở Giao thông-Vận tải Trà Vinh 'làm khó' hàng ngàn khách đi phà