Theo Rossijskaja gazeta, các nhà khoa học Nga ở Viện hoạt động thần kinh cao cấp và sinh lý thần kinh đã chứng minh được rằng trạng thái stress nặng ảnh hưởng xấu tới cơ thể do gây viêm ở hồi hải mã , một phần của não trước (hippocampus - trung tâm trí nhớ) làm các tế bào thần kinh bị hủy diệt. Hậu quả là về sau sẽ bị mất trí nhớ và sa sút trí tuệ.
Vùng hippocampus đóng vai tròquan trọng trong việc hình thành và lưu giữ những ký ức dài hạn. Vùng này của não rất nhạy cảmđối với stress, mặc dù các tế bào não ở đây có khả năng khôi phục nhanh. Hơn nữa, hippocampus ít chịu ảnh hưởng của tình trạng đói oxy do ngừng lưuthông máu. Điều đó có nghĩa là khi không có máu, các tế bào thần kinh không chết ngay mà phải sau vài chục phút.
Theo các nhà khoa học Nga, nếu bị stress thì nói chung, các tế bào thần kinh ở vùng hippocampus thường hay bị tổn thương và thoái hóa hơn các tế bào khác. Nói chính xác hơn, đó là hậu quả của tình trạng viêm nhiễmdo stress gây ra. Điều đó đã được chứng minh trong các thí nghiệm trên chuột bị bắt buộc sống trong trạng thái stress thường xuyên và không lường trước được.
Khi bị stress, ở vùng hippocampus tích tụ các hormone gây căng thẳng, kích thích tố căng thẳngcorticosteroid làm cho vùng hippocampus bị viêm nghiêm trọng hơn các vùng não khác do các tế bào thần kinh rất nhạy cảm với corticosteroid. Ngay cả khiloại trừ nguyên nhân gây stress thì vẫn chưa thể hết viêm nhiễm.
Song song với công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp Nga, các nhà khoa học Mỹ ở Đại học Rockefeller cũng khẳng định sống chung với stress nguy hiểm cho cơ thể do hạch hạnh (amydala) - trung tâm cảm xúc và cảnh giới các mối đe dọa từ bên ngoài phản ứng với stress. Khi cho chuột vào phòng kín ít không khí và không cho di chuyển, chuột bị stress, ngại giao tiếp và trở nên thụ động.
Với loại thuốc chống trầm cảm đang được thử nghiệm acetyl-L-carnitine, các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc khôi phục những tế bào thần kinh bị tổn thương vì stress.
Vũ Trung Hương