"Chúng ta không thể dự đoán được rằng trong tương lai chúng ta sẽ đạt được gì, khi mà chính não bộ của chúng ta sẽ được cường hóa bằng trí tuệ nhân tạo".
Giáo sư Stephen Hawking đã cảnh báo với loài người rằng, việc tạo ra một trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ là một con dao hai lưỡi, "hoặc là nó sẽ là điều tuyệt vời nhất, hoặc là nó là điều tệ tại nhất từng xảy đến với nhân loại". Tuy nhiên, ông vẫn có lời khen gửi tới những viện nghiên cứu khoa học đang ngày đêm tận tụy cống hiến cho nền văn minh này, khám phá những chân trời mới của trí thông minh nhân tạo. Hawking gọi đó là "điểm quan trọng trong lương lai nền văn minh của giống loài chúng ta".
Nhà vật lý học nổi tiếng này đã phát biểu tại màn mở đầu của sự kiện Tương lai của Trí tuệ, một sự kiện được Đại học Cambridge tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Leverhulme. Tại đó ông đã trả lời những câu hỏi mở về tốc độ phát triển chóng mặt của ngành nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
"Suốt một thời gian dài chúng ta đã bỏ thời gian ra để nghiên cứu về lịch sử nhưng thực chất, đa phần là ta học về lịch sử của sự ngu dốt", giáo sư Hawking nói. "Nhưng ta đã có một sự thay đổi đáng có, ta đã đang nghiên cứu về tương lai của trí tuệ".
Dù Stephen Hawking cảnh báo thế giới về mỗi hiểm họa tiềm tàng, về thảm họa diệt vong nằm trong chính những hệ thống siêu trí tuệ nhân tạo có một ý chí riêng, nhưng ông cũng không ngần ngại tán dương những mặt tốt mà việc nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo mang lại.
"Những lợi ích tiềm năng của trí tuệ nhân tạo là cực kì lớn", ông nói. "Chúng ta không thể dự đoán được rằng trong tương lai chúng ta sẽ đạt được gì, khi mà chính não bộ của chúng ta sẽ được cường hóa bằng trí tuệ nhân tạo. Có lẽ với những công cụ của thời đại mới này, chúng ta sẽ đảo ngược được những thiệt hại mà chính chúng ta gây ra cho thế giới tự nhiên. Và khi đó, chắc chắn ta sẽ hướng tới việc xóa sổ hoàn toàn bệnh tật và nghèo đói".
"Mọi khía cạnh trong cuộc sống con người sẽ thay đổi. Ngắn gọn lại, thời điểm chúng ta thành công trong việc tạo ra trí tuệ nhân tạo, đó sẽ là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nền văn minh loài người".
Ông Huw Price, giám đốc trung tâm tổ chức sự kiện và Bertrand Russell, giáo sư triết học tại Đại học Cambridge đã bày tỏ rằng sự kiện này liên quan một phần tới Trung tâm Nguy cơ ảnh hưởng tới Tồn tại của con người cũng thuộc Cambridge. Trung tâm ấy đã gọi buổi trò chuyện này là buổi họp báo "Nghiên cứu Kẻ hủy diệt", bày tỏ lo lắng chung về những vấn đề lớn mà con người gặp phải khi phát triển trí tuệ nhân tạo.
"Chúng tôi đã cố gắng tránh xa và triệt tiêu những "meme" liên quan tới kẻ hủy diệt", ông Price nói. "Nhưng cứ như chính những kẻ hủy diệt vậy, chúng vẫn cứ hồi sinh và quay lại ám ảnh chúng tôi".
Không chỉ những trung tâm như vậy mới vừa đưa ra những lời cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm tàng của một trí tuệ nhân tạo và cũng vừa nhắc tới những tiềm năng của nó. Nhiều kĩ sư đầu ngành khác cũng bày tỏ những quan điểm như vậy về vấn đề này, trong đó có Elon Musk.
Họ đều thấy được rằng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong tương lai nhưng cũng đều cảnh báo rằng, rất có thể thời điểm đó cũng là thời điểm kết thúc của con người.
Theo Trí Thức Trẻ