Ngày càng nhiều du khách Việt Nam hy vọng rằng các khách sạn và điểm lưu trú bắt đầu chuyển sang sử dụng nước và các nguồn năng lượng tái tạo, cũng như giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần.

Sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu đồ nhựa trong du lịch

Thiên Kim | 03/06/2021, 11:34

Ngày càng nhiều du khách Việt Nam hy vọng rằng các khách sạn và điểm lưu trú bắt đầu chuyển sang sử dụng nước và các nguồn năng lượng tái tạo, cũng như giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần.

Một cuộc khảo sát Xu hướng Du lịch bền vững do Agoda thực hiện mới đây đã chỉ ra 3 giải pháp hàng đầu giúp du lịch phát triển bền vững bao gồm: cung cấp nhiều hơn những lựa chọn du lịch thân thiện với môi trường, hạn chế đồ nhựa dùng một lần và có hình thức trao thưởng bằng hiện kim cho những nhà cung cấp điểm lưu trú thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

khaosat-2-.jpg
Khảo sát của Agoda

Bên cạnh đó, việc có thêm nhiều khu bảo tồn nhằm hạn chế lượng khách du lịch và loại bỏ các sản phẩm phòng tắm dùng một lần cũng là những phương pháp hữu ích trong bảng xếp hạng những giải pháp tích cực góp phần giúp du lịch thêm bền vững.

Khảo sát được công bố nhân Ngày Môi trường thế giới 5.6.2021 cũng phần nào tiết lộ tình trạng quá tải khách du lịch trên toàn thế giới và ô nhiễm biển và nguồn nước là hai vấn đề cần làm ảnh hưởng đến du lịch hiện nay và cần được quan tâm hàng đầu, theo sau là vấn nạn phá rừng làm du lịch và sử dụng năng lượng không hiệu quả (bao gồm tiêu thụ điện/nước quá mức cần thiết) cùng đồng hạng 3.

Theo khảo sát, Việt Nam đánh giá quá tải khách du lịch, nạn phá rừng làm du lịch và sử dụng nhiều đồ nhựa dùng một lần là những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.

khaosat-4-.jpg

Cụ thể hơn, chỉ có khoảng ¼ người Việt làm khảo sát cho rằng các cơ quan quản lý du lịch giữ trách nhiệm chính trong việc cải thiện sự bền vững của ngành du lịch quốc gia. Ngoài ra, người Việt Nam tin rằng Chính phủ và các đơn vị lữ hành là những người sẽ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm về đảm bảo du lịch bền vững.

quatai1.jpg
Các bãi biển luôn chật kín người dẫn đến tình trạng quá tải trong những kỳ nghỉ lễ - Ảnh: Zing

Ngày càng nhiều người Việt Nam hy vọng rằng các khách sạn và điểm lưu trú bắt đầu chuyển sang sử dụng nước và các nguồn năng lượng tái tạo cũng như giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần. Với vai trò là du khách, xu hướng hiện tại của họ là ưu tiên hơn cho những điểm tham quan nguyên sơ, ít người biết đến.

Chính phủ được cho là chịu trách nhiệm lớn trong việc tạo nên những thay đổi hướng tới mục tiêu du lịch bền vững. Một số quốc gia trong đó có Anh, Trung Quốc và Việt Nam, du khách đồng quan điểm này.

Trên thế giới, công chúng cho rằng Chính phủ đảm nhận trách nhiệm chính trong việc tạo nên những thay đổi tích cực với môi trường xoay quanh hoạt động du lịch, kế đến là trách nhiệm của các cơ quan du lịch và từng cá nhân. Trong đó, có đến 36% người dân ở Indonesia và Anh dành sự tín nhiệm cao nhất cho Chính phủ (36%), theo sau là Trung Quốc (33%), Úc (28%) và Malaysia (27%). Mặt khác, những quốc gia tin chính mỗi cá nhân có vai trò quan trọng nhất để du lịch trở nên bền vững là Thái Lan (30%), Nhật Bản (29%) và Mỹ (28%).

khaosat-3-.jpg
Cam kết phát triển du lịch bền vững, những yếu tố như giảm thiểu rác thải trong chuyến đi, tắt đèn và máy lạnh... khi ra khỏi phòng là những điều mà bất cứ du khách nào cũng có thể làm được

Khi được hỏi về việc sẽ cam kết những gì nhằm góp phần tạo ảnh hưởng tích cực cho du lịch sau khi COVID-19 kết thúc, những câu trả lời được ghi nhận nhiều nhất trên toàn thế giới lần lượt là: giảm thiểu rác thải trong suốt thời gian du lịch, tắt đèn và máy lạnh khi rời khỏi phòng và luôn tìm và ưu tiên những nơi lưu trú "xanh".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu đồ nhựa trong du lịch