Nghị định mới sẽ tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT để tạo thuận lợi cho công tác khám, chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Sửa đổi các quy định về BHYT để tránh lãng phí và truc lợi bảo hiểm

Dạ Thảo | 24/10/2023, 21:40

Nghị định mới sẽ tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT để tạo thuận lợi cho công tác khám, chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17.10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).

Chia sẻ với báo chí, bà Trần Thị Trang - Quyền Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết ở Nghị định 75 sẽ gỡ vướng mắc trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT để tạo thuận lợi cho công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT; bổ sung và hỗ trợ mức đóng BHYT, sửa đổi mức hưởng BHYT và tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT.

trang.jpeg
Bà Trần Thị Trang - Quyền Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế)

Bên cạnh đấy, tại nghị định cũng nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho một số nhóm đối tượng là người có công với cách mạng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP như thanh niên xung phong, cán bộ, chiến sĩ công an đã được giải quyết hưởng chế độ theo quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dân công hỏa tuyến.

Nghị định 75 đã bãi bỏ quy định về tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo phương thức thanh toán theo giá dịch vụ được áp dụng từ 01.01.2019.

20230601_071110.jpg
Quy định mới về BHYT gỡ vướng việc thanh toán cho cơ sở khám chữa bệnh

"Tôi cho rằng đây là nội dung quan trọng trong quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Những năm qua, có tình trạng các chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi điều kiện, tỷ lệ thanh toán, phạm vi quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp và không thu tiền của người bệnh bị xem xét lại, không được thanh toán, mặc dù đã được cơ quan bảo hiểm xã hội giám định là các chi phí hợp pháp. Lý do vượt tổng mức, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của người bệnh" - bà Trang thông tin.

Các quy định này sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh BHYT giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo đảm quyền lợi của người bệnh BHYT.

Những quy định này nhằm đẩy mạnh triển khai các giải pháp kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ BHYT, phòng chống lạm dụng, lãng phí, trục lợi quỹ BHYT.

Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 03.12.2023. Riêng quy định bãi bỏ tổng mức thanh toán được áp dụng từ 01/01/2019, một số quy định về bổ sung đối tượng, tăng mức hưởng được áp dụng từ ngày ban hành Nghị định 19.10.2023 để bảo đảm kịp thời quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sửa đổi các quy định về BHYT để tránh lãng phí và truc lợi bảo hiểm