Đó là câu hỏi được ông Bùi Đặng Dũng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội - nêu ra tại buổi thảo luận tổ chiều 13.11 về Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Tại sao không công bố tình trạng sức khỏe lãnh đạo cấp cao?

Nam Phong | 13/11/2017, 20:43

Đó là câu hỏi được ông Bùi Đặng Dũng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội - nêu ra tại buổi thảo luận tổ chiều 13.11 về Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Tham gia ý kiến về Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, đại biểu Bùi Đặng Dũng (đoàn Kiên Giang) cho rằng phải hết sức lưu ý việc lộ bí mật Nhà nước và bị hạn chế thông tin bí mật Nhà nước.

Phó Chủ nhiệm Ủyban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói: “Tôi công tác ở Ủyban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, bất cứ tài liệu nào liên quan đến tài chính ngân sách đưa ra đều 'cộp'dấu mật, 10 năm sau mới giải thì cái 'mật'đó giữ đến bao giờ?”

Theo ông Dũng, “các quốc gia khác liên quan tài chính ngân sách là công khai trên mạng, mọi người dân vào mạng đều biết là quá trình xây dựng như này, ngân sách năm nay, lĩnh vực bao nhiêu tiền. Nhiều năm nay, chúng ta có tình trạng lạm dụng việc đóng dấu mật để hạn chế thông tin”.

Bởi vậy, ông đề nghị: “Luật này quy định bí mật Nhà nước thế nào phải có khái niệm rõ ràng”.

Vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng nêu ra vấn đề về việc công khai thông tin về tình trạng sức khỏecủa lãnh đao, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.

Theo đại biểu Bùi Đặng Dũng, nếu xem tình trạng sức khỏecủa lãnh đạo Đảng, Nhà nước là thông tin bí mật Nhà nước thì phải phải thực hiện theo đúng tính chất của bí mật Nhà nước, còn không phải thì cần hoàn toàn công khai.

Đại biểu Dũng dẫn chứng: “Sức khỏecủa lãnh đạo Đảng, Nhà nước của chúng ta có phải là bí mật Nhà nước không? Nếu đúng thì chúng ta phải thực hiện theo đúng tính chất, còn không phải thì chúng ta hoàn toàn công khai. Tôi nói chuyện liên quan sức khỏecủa Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tại sao không công khai cho cử tri, nhân dân cả nước biết mà để mạng xã hội thông tin nói, khiến tất cả nhân dân và cán bộ, đảng viên lo lắng, băn khoăn. Rồi đến khi hình ảnh của Chủ tịch nước rạng ngời, mạnh khỏemà gần đây nhất là hình ảnh ở APEC đã đập tan mọi dư luận".

Về phần mình, đại biểu Vũ Xuân Hùng (Thanh Hóa) cho rằng thực tiễn lộ, lọt bí mật Nhà nước, quốc gia, quốc phòng an ninh đang diễn ra khá phổ biến. Do đó, việc xây dựng luật là cần thiết.

Ông đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng quy định danh mục bí mật Nhà nước cần bảo vệ để tránh tình trạng lợi dụng quy định để gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, tăng thêm thủ tục hành chính hay “mật hóa” văn bản để bưng bít thông tin.

Đại biểu Vũ Xuân Hùng bày tỏ sự băn khoăn khi mà Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành lập danh mục bí mật Nhà nước. Theo ông Hùng, với 63 tỉnh, thành phố thì có thể xảy ra tình trạng cùng một danh mục nhưng độ mật lại khác nhau tùythuộc đánh giá của mỗi địa phương, nơi này cho rằng thông tin này là “mật” nhưng tỉnh, thành khác lại coi nó là “tối mật” sẽ tạo nên sự không thống nhất.

Bởi vậy, ông Hùng kiến nghị: “Nếu quy định như thế thì dễ lợi dụng bưng bít thông tin, không phổ biến thông tin vì mục đích riêng. Đặc biệt với những vấn đề nhạy cảm như đất đai, tài nguyên, khoáng sản có khi gây bất lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân. Do đó, để đảm bảo danh mục thống nhất thì nên quy định theo ngành dọc, tức các bộ ngành trung ương đến địa phương để đồng nhất hơn”.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao không công bố tình trạng sức khỏe lãnh đạo cấp cao?