UBND TP.HCM đã tạm đình chỉ công tác đối với ông Tề Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) do đương sự liên quan đến các sai phạm tại IPC mà công an đang điều tra.

Tạm đình chỉ công tác Tổng giám đốc Công ty IPC Tân Thuận

báo NLĐ | 29/10/2018, 11:05

UBND TP.HCM đã tạm đình chỉ công tác đối với ông Tề Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) do đương sự liên quan đến các sai phạm tại IPC mà công an đang điều tra.

Theo kết luận thanh tra, trong hai năm 2016 và 2017, IPC đã chỉ định trái quy định lần lượt Công ty Nguyễn Kim và Công ty Tuấn Lộc làm cổ đông chiến lược của Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) và Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước (HIPC), gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.
Cụ thể, trước khi phát hành cổ phiếu, HIPC có vốn điều lệ 300 tỉđồng, trong đó IPC sở hữu 60,8% (hơn 182 tỉđồng). Năm 2016, HIPC đề xuất tăng vốn điều lệ lên thành 600 tỉđồng bằng phương án phát hành 30 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu (10 triệu cổ phần) và cổ đông chiến lược (20 triệu cổ phần). Công ty Tuấn Lộc được chỉ đích danh là cổ đông chiến lược.
Từ đề xuất của nhóm đại diện vốn của IPC tại HIPC, IPC chỉ đạo nhóm này biểu quyết thống nhất với phương án trên và biểu quyết thống nhất phát hành 20 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Tuấn Lộc.
IPC chọn Công ty TNHH Thẩm định giá MHD thẩm định giá. Tháng 10.2016, Hiệp Phước phát hành 10 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu), và bán 20 triệu cổ phiếu cho Tuấn Lộc (giá 15.000 đồng/cổ phiếu).
Kết luận thanh tra xác định, quá trình lựa chọn Công ty Tuấn Lộc làm cổ đông chiến lược đã không được báo cáo đầy đủ, minh bạch cho UBND TP. Việc xây dựng tiêu chí đối với nhà đầu tư chiến lược không có lợi cho HIPC, giá phát hành không đúng thực tế giá trị tài sản và tiềm lực của HIPC, không đảm bảo lợi ích cho HIPC và các cổ đông hiện hữu. Từ đó làm cho tỷ lệ sở hữu của IPC tại HIPC giảm còn 40,5%. Tỷ lệ biểu quyết của IPC cũng bị sụt giảm, làm ảnh hưởng đến việc chi phối các quyết sách, chiến lược phát triển trong tương lai của HIPC.
Bên cạnh đó, IPC đã chỉ đạo nhóm đại diện vốn biểu quyết tăng vốn đầu tư vào HIPC và chỉ đạo bổ sung tiêu chí nhà đầu tư chiến lược mà không báo cáo UBND TP. IPC cũng không báo cáo UBND TP về việc Đại hội đồng cổ đông HIPC đã chọn Công ty Tuấn Lộc làm nhà đầu tư chiến lược. Giá bán cho Công ty Tuấn Lộc chỉ 15.000 đồng/cổ phần cũng không phù hợp, có khả năng gây thiệt hại cho cổ đông hiện hữu và Nhà nước.
Theo cơ quan thanh tra, sai phạm này có dấu hiệu lợi ích nhóm, có dấu hiệu vi phạm quy định về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (theo điều 179 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Đến tháng 8.2018, HIPC đã thỏa thuận với Công ty Tuấn Lộc để chấm dứt hợp đồng hợp tác chiến lược giữa hai bên. Đồng thời, HIPC mua lại toàn bộ 20 triệu cổ phần chiến lược đã phát hành, nhằm duy trì tỷ lệ chi phối của IPC tại HIPC như trước khi tăng vốn điều lệ.
Tương tự với cách làm này, IPC đã chỉ định trái quy định cho Công ty Nguyễn Kim làm cổ đông chiến lược của Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco).
Tháng 3.2015, IPC bán đấu giá hơn 5,2 triệu cổ phiếu tại Sadeco cho Công ty cổ phần Bất động sản Exim (Exim), giá hơn 26.000 đồng/cổ phiếu, giảm tỷlệ vốn góp của IPC tại Sadeco từ 74,8%, giảm còn 44%.
Đến tháng 9.2016, Exim bán toàn bộ số cổ phiếu trên cho Công ty Nguyễn Kim với giá 57.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, Công ty Nguyễn Kim đề xuất mua thêm cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của Sadeco. Sadeco có nghị quyết tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu, chọn Nguyễn Kim làm đối tác chiến lược, và được nhóm đại diện vốn của IPC tại Sadeco đồng ý.
Đến tháng 6.2017, IPC đã bán 9 triệu cổ phiếu cho Nguyễn Kimvới giá 40.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền 360 tỉ đồng thu được Sadeco đem gửi ngân hàng lấy lãi.
Kết luận thanh tra cho thấyviệc bán cổ phiếu giá 40.000 đồng/cổ phiếu, nếu chỉ so sánh giá cổ phiếu Exim bán cho Công ty Nguyễn Kim (tháng 6.2016 là 57.000 đồng/cổ phiếu) cũng đã gây thiệt hại cho Sadeco 153 tỉ đồng.
Trước các sai phạm này, Chủ tịch UBND TP.HCMNguyễn Thành Phong đã yêu cầu Thanh tra TP chuyển hồ sơ cho công an điều tra làm rõ vụ việc.
Ngoài các sai phạm trên, kết luận thanh tra cũng chỉ ra IPC đã có sai phạm trong việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài trái quyđịnh. Cụ thể, trong hai năm 2016 và 2017, IPC đã tổ chức các chuyến đi nước ngoài với tổng số tiền công ty chi trả là hơn 1,3 tỉ đồng.
“Số đoàn đi công tác và số lần đi nước ngoài (việc riêng) của người quản lý và các trưởng, phó phòng của Công ty IPCnhiều, nhưng phần lớn là các chuyến đi sau khi kết thúc không báo cáo kết quả chuyến đi... 7/15 đoàn đi công tác nước ngoài; 16/16 lần đi nước ngoài về việc riêng của cán bộ lãnh đạo, người quản lý Công ty IPC; 40/40 lần đi nước ngoài về việc riêng của các cá nhân là trưởng, phó phòng trực thuộc công ty” - kết quả thanh tra xác định.
Theo Tá Lâm/Ngườilao động
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
15 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tạm đình chỉ công tác Tổng giám đốc Công ty IPC Tân Thuận