Hồi hương tránh dịch vì sợ không được chữa bệnh nếu mắc COVID-19 ở Philippines, N.C.L rất buồn khi đọc những bình luận chỉ trích người từ nước ngoài mang bệnh về còn tỏ thái độ thượng đẳng hay lời hỏi xoáy từ bạn bè: “Sao không ở bên đó đi, về làm gì?”.

Tâm sự của cô gái về Việt Nam tránh dịch bị bạn hỏi xoáy ‘Sao không ở bên, về làm gì?’

Phạm Hồng Quân | 22/03/2020, 10:49

Hồi hương tránh dịch vì sợ không được chữa bệnh nếu mắc COVID-19 ở Philippines, N.C.L rất buồn khi đọc những bình luận chỉ trích người từ nước ngoài mang bệnh về còn tỏ thái độ thượng đẳng hay lời hỏi xoáy từ bạn bè: “Sao không ở bên đó đi, về làm gì?”.

Xem thêm:Tâm thư cảnh báo cả thế giới, nêu nguyên nhân Ý có nhiều người chết nhất vì nCoV

Bị truy lùng, nữ Việt kiều Đài Loan phỉ báng đồng bào, thách gọi công an làm clip xin lỗi

Cô gái gốc Việt và anh trai bị hất đồ uống, hành hung ở Úc vì đeo khẩu trang

Chân dài ngoại quốc cầm biển xin tiền mỗi ngày ở TP.HCM giữa dịch gây bức xúc

2 cô gái chơi ma túy xong về quê tránh dịch, ô tô trốn chạy CSGT tông cột điện

Vì biết Việt Nam đối xử tốt, chăm sóc tận tâm với những người cách ly và chữa trị miễn phí cho bệnh nhân nhiễm COVID-19, rất nhiều từ nước ngoài hồi hương trong những ngày qua. Thế nhưng, một số người về từ châu Âu lại khai báo gian dối để trốn cách ly gây lây nhiễm bệnh cho người khác, gây rối ở sân bay vì chờ đợi lâu, chê bai đồ ăn miễn phí hay cơ sở vật chất tại nơi cách ly gây phẫn nộ. Vì lẽ đó,dân mạng có ác cảm với Việt kiều về nước tránh dịch COVID-19.

Sang Thủ đô Manila củaPhilippines làm việc để kiếm tiền gửi về cho gia đình, N.C.L (ngụ TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) rất buồn khi đọc những bình luận chỉ trích người từ nước ngoài mang bệnh về còn tỏ thái độ thượng đẳng hay lời hỏi xoáy từ bạn bè: “Sao không ở bên đó đi, về làm gì?”, nhưng khẳng định những người chê bai hay có thái độ không tốt chỉ là số nhỏ trong hàng ngàn người mong muốn được hồi hương.

Theo N.C.L, khi Tổng thống Duterte ban bố lệnh phong toả toàn quốchoàn toàn vào ngày 17.3 và người nước ngoài chỉ có 72 giờ để rời khỏi Philippines thì lựa chọn cuối cùng chỉ cóthể là về nước hoặc ở lại với khả năng nhiễm bệnh cực kỳ cao. N.C.L kểManila là tâm dịch COVID-19 của Philippines, tỷ lệ tử vong vì nCoVrất cao và ưu tiên chữa bệnh cho người trong nước.

Đặt chân đến Việt Nam, N.C.L cho biết sợ nhất là mang bệnh về nhà nên đã tính đến phương án tự cô lập nếu không được đi được cách ly tập trung. Khi may mắn được cách ly tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Đại học Quốc gia TP.HCM, nơi trước đây từng học quân sự,cô gái Lâm Đồng viết vài dòng tâm sự thu hút sự chú ý của dân mạng:

Trong tâm dịch, không có người thân bên cạnh thì cảm giác sẽ như thế nào? Chỉ có một chữ để hình dung là sợ.

Không như Việt Nam, ban đầu hầu hết các nước khác đều xem đây chỉ là bệnh cúm thông thường nên ra đường ít ai đeo khẩu trang, hầu hết là người nước ngoài. Ngày ngày đi làm, nhìn số người nhiễm nCoV tăng theo cấp số nhân thật sự ai cũng chỉ muốn về nhà.

Khi mà thành phố phát lệnh phong toả hoàn toàn và người nước ngoài chỉ có 72 giờ để ra khỏi thì lựa chọn cuối cùng chỉ cóthể là về nước hoặc ở lại với khả năng nhiễm bệnh cực kỳ cao.

Ai cũng có người thân và gia đình. Người ta vẫn nói không bao giờ được bỏ lỡ chuyến xe cuối cùng về nhà. Tụi mình thật sự không có lựa chọn.

Trước ngày về, cả nhóm đã tính tất cả các phương án tự cách ly nếu như trong trường hợp không được cách ly tập trung. Đã nhờ người nhà báo công an phường về hành trình di chuyển sắp đến. Sợ nhất vẫn là mang bệnh về nhà.

Về đến thì được đi cách ly tập trung. Khu tụi mình ở là Trung tâm Giáo dục Quốc phòng TP.HCM. Về điều kiện khu cách ly, mình xin phép không nói đến vì sợ văn phong của mình không hay dễ dẫn đến hiểu lầm này kia. Thế nhưng, một điều mình có thể khẳng định là đến bây giờ mọi thứ tốt ngoài sức tưởng tượng. Sức khoẻ được theo dõi chi tiết. Ăn uống một ngày 3 bữa. Các anh nhân quân thật sự rất tốt và nhiệt tình.

Mấy hôm nay có rất nhiều bài viết nói về việc người Việt từ nước ngoài mang bệnh về, còn tỏ thái độ thượng đẳng... Đọc bình luận, thật sự tụi mình rất buồn. Thậm chí chính những người bạn mình còn hỏi là: “Sao không ở bên đó đi, về làm gì?”.

Mình chỉ muốn nói là những người chê bai hay có thái độ không tốt thật sự chỉ là số nhỏ trong hàng ngàn người đang mong muốn được hồi hương.

Nhóm tụi mình đều là người đi làm kiếm tiền để gửi về nhà. Thật sự số tiền kiếm được chả bao nhiêu, gửi về cũng không nhiều, nhưng mình tin là số tiền đó cũng phần nào giúp gia đình và đóng một phần thuế nhỏ. Bọn mình cũng đã bàn và thống nhất ủng hộ theo số tài khoản chung được công bố.

Rất mong được mọi người nhìn với con mắt khách quan nhất. Giờ điều mà tụi mình sợ nhất chính là khi đã ra khỏi khu cách ly rồi về đến nhà thì bị cả làng xa lánh và kỳ thị thôi. Với chuyện này, người bị ảnh hưởng không chỉ riêng bản thân tụi mình mà còn cả người thân và gia đình.

Phòng cách ly N.C.L ởTrung tâm Giáo dục Quốc phòng Đại học Quốc gia TP.HCM​.

Đọc tâm sự trên,dân mạng cho rằng những Việt kiều về nước tránh dịch nhưng không biết điều mới đáng bị chỉ trích chứ không phảingười biết suy nghĩ và có ý thức như N.C.L.

Nhiều bạn bè gửi lời động viên, chúc N.C.Lsớm hoàn thành thời gian cách ly để về đoàn tụ với gia đình và mong làm xóm không ai kì thị cô.

“Nếu bữa giờ bạn có theo dõi sẽ thấy những người ở nước ngoài về có ý thức tự giác cách ly thì đều được mọi người ủng hộ, động viên. Còn chửi là chửi mấy người vô ý thức, hách dịch, lên mặt với quê nhà thôi. Tận hưởng khoảng thời gian cách ly rồi về nhà với gia đình bạn ơi! Cố lên, xem như quay lại thời cắm trại hè lúc đi học”,

“Tôi chỉ chửi mấy đứa xem mình là thượng đẳng, coi việc quê hương phải chăm sóc họ là nghĩa vụ, còn lên giọng với những người đã nhường chỗ ở cho và chê không tốt bằng nước ngoài”;

“Chẳng ai kỳ thị đồng hương của mình. Họ mưu sinh xứ người cũng nhiêu khê, cơ cực lắm. Chỉ cần có ý thức là được cách ly sau 14 ngày, về hạn chế gặp gỡ đi lại nhiều vì vẫn là mùa dịch. Khi về, bạn nhớ đến ủy ban phường xã thông báo là mình đã cách ly cho bà con yên tâm”;

“Vì có nhiều con sâu làm rầu nồi canh trong lúc đất nước đang cố gắng chống dịch nên mới có những ý kiến gay gắt dành cho họ thôi bạn. Mình nghĩ những ai tự giác, có ý thức thì không việc gì phải lên án cả. Đúng là sau thời gian này có lẽ sẽ có một cái nhìn khác về Việt kiều, nhưng nếu mình không ích kỷ và thiếu ý thức như những con sâu kia thì không có việc gì phải áy náy và buồn. Chúc bạn luôn khoẻ!”.

Tính đến 10 giờ 30 ngày 22.3, Philippines có tổng cộng 307 ca nhiễm nCoV, trong đó19 người tử vong.

Clip nhóm người Việt từ châu Âu về tránh dịch hạch sách ở khu cách ly Pháp Vân. Xem chi tiết tại đây.

Xem thêm:Clip nhóm người Việt từ châu Âu về tránh dịch hạch sách ở khu cách ly Pháp Vân

Bị kiểm tra nồng độ cồn, tài xế chửi CSGT 'xin tiền', lái siêu xe húc CSCĐ rồi bỏ trốn

Khách lạ quên mang ví, nhân viên ở Hà Nội vẫn đổ xăng và nói câu gây xúc động

Thấy bộ đội nhường chỗ, ăn bờ, ngủ bụi, nhóm Việt kiều về nước tránh dịch có chạnh lòng?

Khắc Việt dạy dỗ chị Việt kiều Đài Loan, Mr Đàm lên án khách nữ gây rối ở sân bay Nội Bài

Từ châu Âu về Việt Nam tránh dịch, khách nữ làm ầm ĩ ở sân bay, đòi đi cách ly, chê bánh mì

Thầy nước ngoài ở TP.HCM bình luận miệt thị con gái Việt: Đề nghị đuổi việc, trục xuất

Hot girl khoe ‘trốn về từ Vũ Hán, không bị cách ly’ trên Facebook gây hoang mang

‘Nữ đại gia chân đất’ tặng 50 tấn gạo chống COVID-19, bỏ 6 tỉ xây trường cho trẻ em nghèo

Nhân Hoàng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tâm sự của cô gái về Việt Nam tránh dịch bị bạn hỏi xoáy ‘Sao không ở bên, về làm gì?’