Việc tạo ra căn cứ vững chắc để không lo mặt bắc sẽ tạo tiền đề để nhà Tấn thực hiện việc đánh xuống phía nam lấn đất của người Việt như cách vạch biên giới Bắc hướng bộ mà chúng tôi đã đề cập trong phần trước. Có một công trình được Tần Thủy Hoàng tạo ra ở phía nam xứng đáng gọi là Vạn lý trường giang. Chúng ta đang nói đến kênh Linh cừ mà Tần Thủy Hoàng ra lệnh đào năm 214 trước CN.

Tần Thủy Hoàng: Từ xây Vạn lý trường thành đến gây sự với người Việt

22/11/2017, 12:58

Việc tạo ra căn cứ vững chắc để không lo mặt bắc sẽ tạo tiền đề để nhà Tấn thực hiện việc đánh xuống phía nam lấn đất của người Việt như cách vạch biên giới Bắc hướng bộ mà chúng tôi đã đề cập trong phần trước. Có một công trình được Tần Thủy Hoàng tạo ra ở phía nam xứng đáng gọi là Vạn lý trường giang. Chúng ta đang nói đến kênh Linh cừ mà Tần Thủy Hoàng ra lệnh đào năm 214 trước CN.

Kỳ 1: Người Việt trước đêm đánh bại cuộc xâm lược của Tần Thủy Hoàng

Kỳ 2: Tần Thủy Hoàng nhập nhèm chuyện biên giới với người Việt​

Như đã đề cập trong phần trước, sau khi thống nhất được Trung Nguyên, Tần Thủy Hoàng đã phân chia quận huyện, tạo lộ giới rõ ràng ở mặt Đông, Bắc, Tây. Đặc biệt, ở mạn Bắc thì Tần Thủy Hoàng đã thực hiện việc tạo biên giới với người Hồ hay Hung Nô bằng việc xây Vạn Lý trường thành vào khoảng năm 220 trước Công nguyên.

Thực tế thì trước thời Tần Thủy Hoàng, các nước Chiến Quốc ở phía bắc như Yên, Triệu, Tần đã có những bức tường thành dài để ngăn cản các sắc dân người Hồ thâm nhập xuống phía nam. Công việc của Tần Thủy Hoàng là nối các bức tường đó lại để tạo thành một dãy công sự vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nhân loại khi đó. Nhà Tần bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị đe dọa bởi tai nạn, bệnh tật và cướp tấn công. Có lẽ trong 2 thập kỷ, khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái Đất".

Tại sao Tần Thủy Hoàng phải lao tâm, khổ tứ xây tường thành? Vì nỗi lo câu "sấm": "Vong Tần giả, Hồ dã" (Tần mất là do Hồ) mà Hồ ở đây được Tần Thủy Hoàng hiểu là người Hồ. Trong các lần chiến đấu trước đây, quân đội Trung Nguyên thật sự ngán các bộ lạc du mục phía bắc rất có tài cung ngựa và di chuyển cơ động. Quân đội Yên, Triệu, Tần không bao giờ tiêu diệt được các bộ lạc ở thảo nguyên bao la phía bắc cả và các triều đại Hán, Đường, Tống, Minh sau này cũng vậy. Hơn nữa, đánh lên mạn bắc hoang vu thì cũng chẳng giữ được đất do điều kiện tự nhiên không phù hợp với tập quán trồng trọt của dân Trung Nguyên. Cách tốt nhất để đối phó với các bộ lạc láng giềng người Hồ là xây tường làm hệ thống phòng ngự, ngăn vó ngựa của họ xuống Trung Nguyên.

Kênh Linh Cừ (màu xanh lam) - Ảnh: Wikipedia

Việc tạo ra căn cứ vững chắc để không lo mặt bắc sẽ tạo tiền đề để nhà Tấn thực hiện việc đánh xuống phía nam lấn đất của người Việt như cách vạch biên giới Bắc hướng bộ mà chúng tôi đã đề cập trong phần trước. Có một công trình được Tần Thủy Hoàng tạo ra ở phía nam xứng đáng gọi là Vạn lý trường giang. Chúng ta đang nói đến kênh Linh cừ mà Tần Thủy Hoàng ra lệnh đào năm 214 trước CN.

Miền Nam Trung Quốc có một câu nói nổi tiếng "Ở miền Bắc có Trường Thành, ở miền Nam có kênh Linh Cừ" để nói về con kênh nổi tiếng này. Nơi khởi nguồn của sông Quế cùng nơi khởi nguồn của Tương Giang thuộc hệ thống sông Dương Tử đều nằm ở phía bắc huyện Hưng An. Việc đào kênh chỉ dài 34 cây số này đã nối liền sông Tương và sông Quế mà sông Quế lại chảy vào sông Châu Giang. Có thể nói con kênh Linh Cừ đã thông đường thủy giúp tàu bè từ Dương Tử xuống cả hệ thống lưu vực đồng bằng Châu Giang (miền nam Trung Quốc) hiện giờ. Thực sự con kênh này hỗ trợ đắc lực cho sự mở rộng của nhà Tần xuống phía nam.

Để đánh xuống phía nam thì giao thông đường bộ vô cùng khó khăn cho việc tải lương. Ngoài việc đường đi vất vả phải băng qua núi đồi quanh co thì còn có thể bị đánh chặn. Nhưng với đường sông thì dễ dàng hơn nhiều. Chỉ cần một đội thuyền lương thì không cần tốn quá nhiều nhân lực mà có thể vận chuyển được một lượng lương lớn trong thời gian tương đối ngắn nếu so với việc đi đường bộ Chính nhờ việc đào con kênh Linh Cừ đã giúp nhà Tần và các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này thuận lợi trong việc lấn chiếm địa bàn người Việt sinh sống.

Có thể nói xây Vạn lý trường thành giúp nhà Tần yên tâm mặc bắc còn đào kênh Linh Cừ thì giúp nhà Tần bành trướng xuống phía nam. Nếu không có kênh Linh Cừ thì chưa chắc nhà Tần và các triều đại phong kiến sau của Trung Quốc đã thực hiện được dã tâm xuống phương nam.

Thực ra ngay khi chưa khởi công đào kênh Linh Cừ, Tần Thủy Hoàng đã nóng ruột muốn xua quân xuống phía nam để chiếm các vùng đất màu mỡ. Khu vực phía nam sông Dương Tử là nơi khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp để phát triển nông nghiệp chứ không giống như miền bắc hoang vu lạnh lẽo. Có lẽ Tần Thủy Hoàng cũng chủ quan xem nhẹ sức chiến đấu của các dân tộc Bách Việt nên phát động cuộc chiến xâm lược xuống phía nam và phải hứng chịu thất bại ngoài tưởng tượng. Đó là điều sẽ được đề cập trong phần sau.

(còn nữa)

Anh Tú

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Theo Lĩnh Nam di thư của Âu Đại Nhâm, tiên tổ Sử Lộc là người nước Việt. Khi nhà Tần sang đánh Bách Việt, sai hiệu úy Đồ Thư chia binh sĩ làm năm quân, cắt Lộc tải lương, khai cừ để tiện lối chở lương thực. Lộc bèn khơi nguồn nước từ núi Dương Sơn (thuộc Phiên Ngung) xuôi xuống, thấy rằng theo sông Tương chảy về phía Bắc, đổ vào sông Sở Dung, là hạ lưu sông Tường Kha chảy về phía nam đổ ra biển mà vận tải lương thực thì thật vất vả. Lộc bấy giờ mới lượng tính làm ra cái đập để nước sói mạnh vào trong bãi cát sỏi, rồi xếp đá làm vũng, lái nước sông Tương đổ ra. Nước chảy xói đi hàng 60 dặm. Lại đặt ra 36 cửa đập, hễ thuyền qua một cửa đập thì đóng cửa đập ấy lại, khiến cho nước tụ lại, đầy lên dần dần. Vì thế thuyền có thể lần theo sườn núi mà lên, dễ dàng mà xuống. Không những thuyền bè đi lại được, mà lấy nước vào ruộng cày cấy cũng tiện. Người ta gọi cừ ấy là Linh Cừ. Theo Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử nhà Tống, nhà Tần có đào cái cừ ở về phía Nam huyện Hưng An (nay thuộc Quế Châu) hai mươi dặm. Gốc tận sông Ly, từ phía Bắc núi Thác Sơn, chảy về Tây Bắc, đến phía Tây Nam huyện Hưng An, hợp với Linh Cừ năm dặm mới chia ra hai dòng. Xưa, nhà Tần sai ngự sử giám, tên là Lộc, từ huyện Linh Lăng đào cừ đến Quế Lâm tức là đấy.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tần Thủy Hoàng: Từ xây Vạn lý trường thành đến gây sự với người Việt