Sau vụ việc một nam sinh bị 2 con chó dữ tấn công phải vào viện cấp cứu, tỉnh Lào Cai đã mạnh tay xử lý các trường hợp chó thả rông và đưa ra các thông tin khuyến các người dân nên cẩn thận với bệnh dại.

Tăng cường kiểm soát chó mèo thả rông nhằm hạn chế gia tăng bệnh dại

Dạ Thảo | 26/02/2023, 17:21

Sau vụ việc một nam sinh bị 2 con chó dữ tấn công phải vào viện cấp cứu, tỉnh Lào Cai đã mạnh tay xử lý các trường hợp chó thả rông và đưa ra các thông tin khuyến các người dân nên cẩn thận với bệnh dại.

Liên quan đến vụ nam sinh bị 2 chó dữ tấn công khi đi thể dục, UBND tỉnh Lào Cai đã có công văn khẩn yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị, thành tăng cường tuyên truyền sâu rộng, đẩy mạnh truyền thông đa phương tiện đến người dân về bệnh dại, sự nguy hiểm của loại bệnh này cũng như yêu cầu tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo nuôi.

Đặc biệt, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các địa phương thành lập đội bắt, xử lý chó thả rông, không đeo rọ mõm khi ra nơi công cộng, chó không tiêm phòng vắc xin dại... Nhất là tại khu vực phát sinh bệnh dại, khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư, khách du lịch.

Theo thống kê của Văn phòng Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người, năm 2022, cả nước ghi nhận 70 người ở 34 tỉnh, thành tử vong vì bệnh dại, tăng 17 người so với năm 2021.

Trong năm 2023, số ca bị chó cắn ở một số địa phương tăng lên đến mức báo động. Cơ quan này cho biết, để chó cào, cắn rất dễ dẫn đến bệnh dại trong khi đó đến nay bệnh truyền nhiễm này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, khi bị chó cắn, người dân cần chủ động đến các trung tâm tiêm chủng để tiêm dự phòng trước đối với bệnh dại. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần ban hành các quy định riêng để cấm và hạn chế những loại vật nuôi hung dữ thả rông ngoài đường. Riêng với chó không rọ mõm, không có chủ đi cùng ở nơi công cộng cần có lực lượng vây bắt và tiêu hủy theo quy định.

Ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 99 trường hợp bị chó, mèo cắn đến tiêm phòng dại, trong đó có 56 trường hợp nguy cơ cao phải tiêm huyết thanh dại - chiếm tỷ lệ 56%.

Hệ thống y tế các tỉnh Đông Nam Bộ và TP.HCM cũng tiếp nhận hơn 5.000 lượt tiêm vắc xin phòng bệnh dại trong tháng 1.2023, tăng 25% so với tháng 12.2022 và tăng 400% so với tháng 11.2022.

cho-dai-can.png
Khi bị chó cắn, phải xử lý như theo các bước ở trên, tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết chó

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dù Việt Nam đã có những bước tiến trong phòng chống bệnh dại nhưng trong vòng 10 năm qua, trung bình mỗi năm Việt Nam có tới gần 100 người chết do bệnh dại, hơn 400 ngàn người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm phòng. Riêng năm 2022, cả nước ghi nhận gần 60 trường hợp tử vong do bệnh dại trên người, trong đó khu vực miền Bắc có 23 ca, miền Nam 20 ca, Tây Nguyên 10 ca và miền Trung 5 ca.

Hiện tại, những người bị lây nhiễm bệnh dại do chó/mèo cắn có thời gian ủ bệnh từ 3 ngày đến hơn 3 tháng, thậm chí có trường hợp kéo dài hơn. Khi đã lên cơn dại, cả động vật và người đều tử vong. Người mắc bệnh dại thường trải qua các giai đoạn như: giai đoạn tiền triệu chứng (khoảng 1-4 ngày) với biểu hiện sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, đau tại vết thương.

Giai đoạn 2, người bệnh thường có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, người bệnh còn bị rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp. Bệnh thường kéo dài từ 2-6 ngày, đôi khi lâu hơn, và cuối cùng người bệnh tử vong. Bệnh dại tiến triển khiến người bệnh không thể uống nước, không nuốt được, ăn uống trở nên cực kỳ khó khăn. Khi phát dại, người bệnh tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc tử vong.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế ), bằng mắt thường không thể phân biệt được con chó cắn người có mang vi rút dại hay không, do đó khi có người nhà bị chó dại cắn cần theo dõi con vật. Nếu bị cắn mà không biết chắc con chó có bị dại không thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn. Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày. Vết thương càng nặng thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Thời kỳ phát bệnh thường 2-4 ngày.

Ông Phu nhấn mạnh: Nhiều trường hợp nghĩ chó nhà nuôi cắn thì không sao và trước đó con chó cũng không có biểu hiện gì đặc biệt nên nhiều người chủ quan không tiêm phòng. Chỉ đến khi bất ngờ lên cơn dại mới vội vàng tiêm vắc xin phòng bệnh thì đã quá muộn. Lúc này, vi rút bệnh dại đã lên não và phát bệnh thì không có thuốc nào chữa được. Người nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%.

Có 3 giải pháp chính để loại trừ bệnh dại trên người, trong đó quan trọng nhất là tiêm phòng cho đàn chó mèo và tỷ lệ tiêm liên tục trong nhiều năm phải đạt trên 70%. Tiếp đến là tiêm vắc xin phòng bệnh cho người có nguy cơ cao nhiễm bệnh dại và tiêm huyết thanh kháng bệnh dại cho người bị chó mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh dại cắn. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại. Rất có thể sẽ dẫn đến những biến chứng chết người.

Theo Đại Đoàn Kết

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường kiểm soát chó mèo thả rông nhằm hạn chế gia tăng bệnh dại