Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam cần đề ra những mục tiêu cụ thể, dự kiến về nguồn lực thực hiện để tập trung cho việc ứng phó và thích ứng với BĐKH. Chúng ta cần tập trung những nội dung chính sau: Cập nhật kết quả nghiên cứu khoa học về BĐKH tại Việt Nam; Thực hiện các cam kết đã nêu; Chú trọng vào tăng trưởng xanh, phòng chống thiên tai, sử dụng năng lượng tái tạo…".

Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để thích ứng với BĐKH

Thu Anh | 25/10/2016, 17:18

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam cần đề ra những mục tiêu cụ thể, dự kiến về nguồn lực thực hiện để tập trung cho việc ứng phó và thích ứng với BĐKH. Chúng ta cần tập trung những nội dung chính sau: Cập nhật kết quả nghiên cứu khoa học về BĐKH tại Việt Nam; Thực hiện các cam kết đã nêu; Chú trọng vào tăng trưởng xanh, phòng chống thiên tai, sử dụng năng lượng tái tạo…".

Ngày 25.10 tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu (NCCC), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Cộng hòa liên bang Đức (BMUB) ủy quyền Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ tổ chức: “Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao giữa Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu và các đối tác phát triển”.

Được biết, Thỏa thuận Paris về khí hậu đã được các quốc gia thông qua tại COP 21 vào tháng 12.2015; hiện thỏa thuận Paris đã được 83 quốc gia phê chuẩn hoặc phê duyệt.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trịnh Đình Dũng – Phó thủ tướng Chính phủ cho biết đây là diễn đàn vô cùng quan trọng để các đối tác phát triển cùng trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kết quả nghiên cứu khoa học về BĐKH tại Việt Nam, đồng thời xác định những thiếu hụt trong khi thực hiện chương trình ứng phó với BĐKH của Việt Nam.

Theo Phó thủ tướng, do BĐKH mà những năm gần đây thiên tai ngày càng gia tăng với tần suất lớn gây thiệt hại nặng nề về người và kinh tế; tình hình xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL khiến sản lượng lúa giảm 1,34 triệu tấn.

Là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nặng nề của BĐKH, cùng với nỗlực hoàn thiện các thủ tục pháp lýđể phê duyệt Thỏa thuận Paris trong năm 2016, Việt Nam cũng đã tích cực xây dựng kế hoạch đến năm 2030 nhằm thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam. Để triển khai thực hiện kế hoạch, bên cạnh nỗ lực của Việt Nam rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Thu Anh

Diễn đàn đối thoại lần này nhằm trao đổi giữa các thành viên Ủy ban quốc gia về BĐKH với các đối tác phát triển về những nỗ lực của Việt Nam để thực hiện Thỏa thuận Paris trên cơ sở những thông tin khoa học mới nhất về tác động của BĐKH đến Việt Nam.

Các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra, BĐKH đã diễn ra nhanh hơn so với dự báo trước đây. Từ thực tế đó, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ứng phó với BĐKH và thực hiện các yêu cầu do Thỏa thuận Paris quy định. Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp có tính hệ thống về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với BĐKH, tăng cường nguồn lực và hỗ trợ ứng phó BĐKH và tăng cường quản lýNhà nước về BĐKH.

Chương trình SP-RCC giai đoạn 2016-2020 sẽ là một trong những phương tiện quan trọng để thực hiện Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam. Chương trình này đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thành tựu đạt được của Chương trình giai đoạn 2009-2015 đồng thời gắn chặt với các ưu tiên của Việt Nam và các yêu cầu do Thỏa thuận Paris quy định.

Thông qua chương trình SP-RCC, các đối tác phát triển sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, tăng cường năng lực, thực hiện các dự án ứng phó BĐKH.

Được biết, giai đoạn 2009-2015, hương trình đã xây dựng và triển khai thực hiện trên 300 nội dung chính sách, huy động hỗ trợ quốc tế được trên 1 tỉ USD. Giai đoạn 2016-2020 tập trung vào thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam với nguồn vốn huy động được thông qua Chương trình dự kiến cho năm 2016, 2017 và 2018 gần 500 triệu USD.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để thích ứng với BĐKH