Ông Bùi Sỹ Lợi, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội gợi ý nếu có năng lực thì đến 60 tuổi có thể nghỉ vai trò lãnh đạo nhưng vẫn tiếp tục làm việc như chuyên gia. Như vậy Nhà nước sẽ tận dụng được lao động có trình độ chuyên môn cao và xóa được tình trạng “tham quyền cố vị”.

Tăng tuổi hưu, cần có giải pháp để xóa ‘tham quyền cố vị’

Trí Lâm | 29/10/2016, 05:50

Ông Bùi Sỹ Lợi, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội gợi ý nếu có năng lực thì đến 60 tuổi có thể nghỉ vai trò lãnh đạo nhưng vẫn tiếp tục làm việc như chuyên gia. Như vậy Nhà nước sẽ tận dụng được lao động có trình độ chuyên môn cao và xóa được tình trạng “tham quyền cố vị”.

Tăng tuổi hưu để tránh vỡ quỹ BHXH

Dự thảo sửa đổi, bổ sung điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh -Xã hội mới đây có nội dung điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho mọi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Theo phương án dự thảo luật đề ra, từ năm 2020 trở đi thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu trước đối với cán bộ, công chức, viên chức với lộ trình cứ mỗi năm tăng thêm 3hoặc 4tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Từ năm 2025 trở đi, sẽ thực hiện đối với các đối tượng còn lại cũng với lộ trình như trên.

Tại cuộc tọa đàm về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 28.10, lý giải nguyên nhân phải tăng tuổi nghỉ hưu, Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh - Xã hội Phạm Minh Huân cho biếtviệc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là thực sự cần thiết để tận dụng lực lượng lao động vì trên thực tế có nhiều phụ nữ 55 tuổi hay nam giới 60 tuổi vẫn còn sức khỏe muốn tiếp tục làm việc và cống hiến.

Bên cạnh đó, tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng lên, hiện trung bình tuổi thọ là 73 tuổi, vì vậy nếu không tăng tuổi nghỉ hưu sẽ gây vỡ quỹ BHXH, đó đó, tăng tuổi hưu còn một mục đích để cân bằng quỹ BHXH.

Một trong những lý do khiến quỹ BHXH mất cân đối, theo ông Huân là do số người đóng BHXH cho một người hưởng ngày càng ít đi. Năm 1996 có 217 người đóng BHXH thì có 1người hưởng lương hưu nhưng hiện nay chỉ còn9 người đóng BHXH thì có 1người hưởng lương hưu.

“Quốc gia nào cũng phải xây dựng cân đối quỹ BHXH hợp lý giữa thời gian đóng BHXH và thời gian hưởng lương hưu, mức đóng BHXH và mức hưởng lương hưu. Khi GDP tăng, mức sống và tuổi thọ của người lao động tăng thì phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên việc điều chỉnh như thế nào thì cần tính toán, cân nhắc theo một lộ trình cụ thể” – ông Huân nói.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đồng tình việc tăng tuổi hưu, tuy nhiên, cần cân nhắc kỹvề thời điểm áp dụng, đối tượng áp dụng, tăng bao nhiêu tuổi…

Ngoài ra, ông Lợi cho rằng khi trình phương án, Chính phủ phải đánh giá được tác động kinh tế của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đến cân đối thị trường lao động. Phải tính toán sao cho việc tăng tuổi nghỉ hưu không ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của thế hệ trẻ.

Chú trọng cơ hội cho lao động trẻ

Chia sẻ tại cuộc tọa đàm, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu cần theo hướng kéo dài thời gian công tác nhưng thôi giữ chức vụ lãnh đạo. Nếu có năng lực thì đến 60 tuổi có thể nghỉ vai trò lãnh đạo nhưng vẫn tiếp tục làm việc như chuyên gia và hưởng lương chuyên gia. Như vậy Nhà nước sẽ tận dụng được lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xóa được tình trạng“tham quyền cố vị”.

Tiếp tục nêu ý kiến, ông Lợi cũng cho rằng việc điều chỉnh tuổi hưu phải tính toán kỹđể không lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng phải tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ, có trình độ, chuyên môn kỹ thuật.

Theo ông Lợi, những lao động thuộc các ngành nghề nặng nhọc, độc hại và lao động trực tiếp, vùng sâuvùng xa, suy giảm khả năng lao động trong quá trình lao động thì không nên bàn đến vấn đề tăng tuổi hưu.

Ông Phạm Minh Huân cho rằngviệc tăng tuổi hưu sẽ tác động đến vấn đề việc làm nhưng không hạn chế cơ hội của nhóm lao động trẻ vì khối lượng công việc trong xã hội, Việt Nam là đất nước đang phát triển, thị trường lao động sẽ ngày càng được mở rộng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm.

Bên cạnh đó, theo ông Huân, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu không phải áp dụng cho mọi lĩnh vực ngành nghề. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu sẽ phải tính đến việc làm thế nào để vừa sử dụng tốt nhóm người cao tuổi nhưng vẫn phải tạo cơ hội cho lao động trẻ, nhất là nhóm lao động được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao có cơ hội làm việc và cống hiến.

“Hiện nay nhiều người vào được công chức là nghiễm nhiên làm đến hết đời mà không biết chất lượng công việc có tốt có đảm bảo hay không. Do đó, phải bỏ việc cứ vào được công chức biên chế hiển nhiên là làm việc suốt đời mà phải có quá trình đánh giá công việc. Nguyên tắc khu vực công chức có vàocó ra mới nâng cao được chất lượng, còn cứ ngồi mãi thì rất khó” - Thứ trưởng Phạm Minh Huân nhấn mạnh.

Cần lộ trình cụ thể

Trao đổi với báo điện tửMột Thế Giớivề vấn đề này, TSLê Thanh Hà, Phó viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằngtăng tuổi hưu là quy luật chung của cả thế giới, nhưng vận dụng vào Việt Nam thì cần phải tính toán kỹthời điểm, thành phần và có lộ trình cụ thể.

“Cùng với việc tăng tuổi hưu thì phải cải thiện điều kiện lao động. Cần phải xét tùy vào loại hình công việc khác nhau mà có phương án tăng tuổi hưu khác nhau. Những người làm công việc nặng nhọc thì họ muốn nghỉ hưu sớm, còn người công việc nhàn nhã hơn thì họ mong muốn nghỉ hưu muộn hơn. Có nhiều người họ rất mong muốn được về hưu sớm bởi đặc thù công việc của họ” – ông Hà nói.

Ông Hà cũng cho rằngviệc tăng tuổi nghỉ hưu nếu không tính toán kỹsẽ ảnh hưởng đến một số lượng lớn lao động trẻ đang cần chỗ làm việc, nếu người đến tuổi nghỉ theo quy định mà ở thêm thời gian thì sẽ mất cơ hội của người trẻ.

Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh -Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết quý 2/2016 cả nước có 1.088 triệu người lao động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 16.400 người so với quý 1/2016.

Đáng chú ý, trong số những người bị thất nghiệp có tới 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật, cụ thể có 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 59.100 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

Do đó, khi tăng tuổi hưu, cần phải có những giải pháp đi kèm để vừa tận dụng được nguồn lao động trình độ cao, vừa khuyến khích, tạo điều kiện cho lao động trẻ có cơ hội làm việc.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng tuổi hưu, cần có giải pháp để xóa ‘tham quyền cố vị’