Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện tử công nghiệp Việt Nam (CDC) hiện đứng đầu danh sách 262 đơn vị nợ thuế, phí và tiền thuê đất do Cục Thuế thành phố Hà Nội công bố.

Tập đoàn Điện tử công nghiệp Việt Nam đứng đầu danh sách nợ thuế

Anh Thư | 26/03/2017, 11:22

Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện tử công nghiệp Việt Nam (CDC) hiện đứng đầu danh sách 262 đơn vị nợ thuế, phí và tiền thuê đất do Cục Thuế thành phố Hà Nội công bố.

Tin từ ICT News ngày 25.3 cho biết, Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa công khai đợt 4 năm 2017 danh sách 262 đơn vị nợ thuế, phí và tiền thuê đất với tổng số tiền nợ hơn 2.203 tỉđồng.

Đứng đầu danh sách nợ thuế đợt này là Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện tử công nghiệp Việt Nam với tổng nợ hơn 75,5 tỷ đồng tính đến ngày 31.1.2017.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm đứng thứ hai với số tiền nợ thuế hơn 75 tỉđồng.

Tiếp theo là Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Viglacera nợ 57,9 tỉđồng; Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công Nghiệp 57,08 tỉđồng; CTCP Công trình Giao thông 118 - Momota 51,1 tỉđồng...

Ngoài ra, cả nước còn 53 doanh nghiệp có số nợ thuế từ 10 đến 40 tỉđồng. Các công ty xây dựng chiếm phần lớn trong danh sách nợ thuế, tiền thuê đất.

Công ty Cổ phần Tập đoàn điện tử công nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm, linh kiện điện tử, điện dân dụng, các loại máy móc và thiết bị văn phòng; xây dựng các công trình giao thông, công trình kỹ thuật dân dụng; kinh doanh máy vi tính, các thiết bị điện tử viễn thông, đồ dùng gia đình...

Hồi giữa năm 2016, công ty này nằm trong danh sách 13 đơn vị nợ tiền thuê đất do Cục Thuế Hà Nội công bố với số tiền 2,1 tỉđồng (tính đến ngày 30.4.2016). Nơi nơitiền thuê đất cũng chính là nơi công ty này đặt trụ sởcủa mình tại số 444, đường Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đến đợt công bố danh sách nợ thuế vào cuối năm 2016 của Cục Thuế Hà Nội, công ty này vẫn góp mặt.

Dưới đây là những hình ảnh do tờ Pháp Luật Việt Namghilại tạitrụ sở Công ty Cổ phần Tập đoàn điện tử công nghiệp Việt Nam hồi tháng 7.2016:

T.Anh tổng hợp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tập đoàn Điện tử công nghiệp Việt Nam đứng đầu danh sách nợ thuế