Tập đoàn SCG của Thái Lan tiếp tục thâu tóm doanh nghiệp Việt. Theo đó, Tập đoàn Siam Cement Group đã mua 80% cổ phần  của Công ty cổ phần Bao bì Tín Thành (Batico) của Việt Nam.

Tập đoàn SCG của Thái Lan tiếp tục thâu tóm doanh nghiệp Việt

Một Thế Giới | 31/07/2015, 06:00

Tập đoàn SCG của Thái Lan tiếp tục thâu tóm doanh nghiệp Việt. Theo đó, Tập đoàn Siam Cement Group đã mua 80% cổ phần  của Công ty cổ phần Bao bì Tín Thành (Batico) của Việt Nam.

Tờ Bangkok Post cho biết, Tập đoàn SCG đã chi 1,5 tỷ Baht (tương đương với 42,8 triệu USD) để tiếp quản Batico. Thỏa thuận này được thực hiện thông qua một công ty con là TC Flexible Packing Co (TCFP). Theo đó, Tập đoàn SCG của Thái Lan lại tiếp tục thâu tóm doanh nghiệp Việt là Công ty cổ phần Bao bì Tín Thành (Batico)

Kế hoạch thâu tóm phần lớn cổ phần của Batico nằm trong chiến dịch tích cực mở rộng danh mục đầu tư kinh doanh bao bì của SCG ở Việt Nam. Với tiềm năng ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 6%, thương vụ lần này được dự đoán sẽ tăng cường vị trí của SCG trở thành nhà cung cấp bao bì hàng đầu trong khu vực ASEAN, với hai nhà máy bao bì nhựa mềm phức hợp tại Thái Lan và hai nhà máy tại Việt Nam.

Trong khi đó, Batico là 1 trong 5 nhà sản xuất bao bì lớn nhất của Việt Nam, công ty này đã sản xuất ra 230 triệu m2 bao bì mỗi năm. Trong năm 2014, công ty này đã thu về khoảng  41 triệu USD doanh thu.

SCG xem Việt Nam là trung tâm chiến lược trong hành trình mở rộng khu vực từ năm 1992. Hiện nay, Tập đoàn này đã có 22 cơ sở hoạt động tại Việt Nam với hơn 716 triệu USD tổng giá trị tài sản, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Thêm vào đó, tập đoàn này đã thuê hơn 6.500 lao động Việt Nam và đang tích cực tìm kiếm cơ hội trong cả nước, đặc biệt là một dự án phức hợp hóa dầu ở phía nam, với một khoản đầu tư lên tới 4,5 tỷ USD.

Gần đây, Tập đoàn SCG đã thâu tóm thêm 85% cổ phần trong Prime Group - một nhà sản xuất vật liệu xây dựng trong nước. Thương vụ này đã giúp SCG trở thành nhà sản xuất gạch men lớn nhất thế giới.

Doanh thu của SCG trong ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) trong quý II đạt mức 330 triệu USD, tương ứng với 10% trong tổng doanh thu của SCG.

Tính đến ngày 30.6.2015, tổng tài sản của tập đoàn này đạt 14,83 tỷ USD, trong đó các cơ sở hoạt động ở ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) chiếm 19%.

Ở Việt Nam, Tập đoàn này báo cáo doanh thu quý 2 đạt 157 triệu USD, mức gia tăng này được cho là ổn định so với năm trước.

Trong nửa đầu năm nay, doanh thu của SCG ở Việt Nam đạt mức 288 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

"Đối với các thị trường trong ASEAN, SCG cho thấy trong quý thứ II, nhu cầu xi măng tiếp tục tăng, đặc biệt là ở Myanmar và Campuchia, hai khu vực này nhu cầu tăng lần lượt là 19% và 12% so với cùng kỳ năm trước. Bởi vì xi măng của SCG là một lựa chọn phổ biến và được đánh giá cao về chất lượng. Các khoản đầu tư của SCG trong ASEAN sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo kế hoạch", ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn này cho biết.

SCG cũng đang mở rộng cơ sở hoạt động ở khu vực hạ lưu sông Mekong. Ở Campuchia, SCG đã bắt đầu hoạt động nhà máy xi măng thứ hai, trong khi việc xây dựng cơ sở sản xuất tại Myanmar được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016. 
Tại Lào, nhà máy của SCG sẽ được hoàn thành vào năm 2017, trong khi việc hoạt động tại nhà máy ở Indonesia sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Theo đó, SCG đã sẵn sàng gia tăng nhu cầu cho người tiêu dùng ASEAN.

Tuyết Nhung (Theo Deal Street Asia)

Bài liên quan
Dự án chính quyền số TP.Hải Phòng: Gia tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp
UBND TP.Hải Phòng vừa khai trương Dự án Chính quyền số TP.Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tập đoàn SCG của Thái Lan tiếp tục thâu tóm doanh nghiệp Việt