Tập đoàn SCG (Thái Lan) muốn mua lại toàn bộ vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Tổ hợp hóa dầu Long Sơn để sở hữu 100% dự án này.

Tập đoàn Thái Lan muốn mua đứt dự án hoá dầu hơn 5 tỉ USD

tuyetnhung | 22/01/2018, 11:38

Tập đoàn SCG (Thái Lan) muốn mua lại toàn bộ vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Tổ hợp hóa dầu Long Sơn để sở hữu 100% dự án này.

Báo cáo của PVN cho biết ngày 20.12.2017 phía Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) đã gửi thư đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mua lại phần vốn góp là 29% của PVN tại Tổ hợp hóa dầu Long Sơn. Bên cạnh đó, SCG cũng kiến nghị về một số điều kiện để triển khai dự án này được thuận lợi.

Trước đó cuối tháng 3.2017, Tập đoàn SCG đã mua lại toàn bộ phần vốn góp của Tập đoàn Qatar Petroleum International (QPI), nâng tổng số cổ phần SCG sở hữu tại dự án từ 46% lên 71%. Còn lại 29% thuộc về PVN.

Theo lãnh đạo SCG, chiến lược kinh doanh của Tập đoàn trong 5 năm tới là tiếp tục ưu tiên rót vốn đầu tư vào các dự án chế biến lọc hóa dầu và các sản phẩm hóa dầu tại Việt Nam. Do đó, SCG tiếp tục tập trung củng cố và mở rộng hợp tác với PVN. Trong đó, Long Sơn sẽ là là khu phức hợp hóadầu đầu tiên ở Việt Nam. Tổ hợp cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu quan trọng sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nội địa, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế của Việt Nam.

Liên quan tới dự án tổ hợp hoá dầu Long Sơn, tại buổi làm việc với Tổ công tác Chính phủ vào đầu tháng 7.2017, lãnh đạoPVN cho biết những vướng mắc về cơ chế bão lãnh đang khiến dự án này chưa thể khởi công dù cho đến nay điều kiện cuối cùng đã chuẩn bị xong.

Theo quy định hiện hành, PVN chỉ có thể cấp bảo lãnh vốn vay cho công ty con mà Tập đoàn nắm giữ phần vốn từ 51% trở lên, trong khi PVN chỉ nắm giữ 29% vốn tại công ty con tham gia dự án Long Sơn. Trong khi đó, PVN và SCG dự kiến vay vốn ngân hàng 3,2 tỉ USD trong tổng số 5,4 tỉ USD cho dự án này và sẽ góp phần còn lại từ vốn tự có.

Một vướng mắc khác, PVN cho là việc chưa phê duyệt phương án giá khí Lô B cũng đang khiến thời gian thỏa thuận với đối tác nước ngoài bị kéo dài nên PVN chưa thể hoàn thiện kế hoạch phát triển mỏ dự án khí Lô B...

Năm 2008, Tập đoàn SCG cùng PVN và Tập đoàn Qatar Petroleum International khởi công dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn. Tuy nhiên, do giá dầu toàn cầu suy giảm mạnh vào thời điểm 2014 khiến Tập đoàn Qatar Petroleum International rút khỏi dự án.

Dự án hoá dầu Long Sơn đặt địa bàn tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách TP.HCM khoảng 100 km, sản lượng ước lên tới 1,6 triệu tấn/năm. Tổng giá trị đầu tư của dự án hóa dầu Long Sơn xấp xỉ 5,4 tỉ USD (khoảng 122.580 tỉ đồng).

Các sản phẩm của tổ hợp này là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: bao bì, tơ sợi, ôtô, điện tử… Các sản phẩm của nhà máy dự kiến sẽ thay thế các sản phẩm nhập khẩu ở Việt Nam. Dự án có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ ở khoảng 13-14%.

SCG đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992 với nhiều lĩnh vực như xi măng, vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Hiện tập đoàn này có 23 công ty con đang hoạt động tại Việt Nam với khoảng 8.300 nhân viên. Một trong những thương vụ đình đám tại Việt Nam là mua lại Nhà máy xi măng Bửu Long tại Đồng Nai và mua 85% cổ phần của Công ty cổ phần Prime Group (Việt Nam), với giá gần 5.000 tỉ đồng cuối năm 2012.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tập đoàn Thái Lan muốn mua đứt dự án hoá dầu hơn 5 tỉ USD