Tàu cao tốc Shinkansen hoàn toàn mới có tên N700S với nhiều chức năng cải tiến vượt bậc có thể xử lý các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là động đất, vừa được Nhật Bản đưa vào hoạt động hôm 1.7.

Tàu cao tốc Nhật Bản cải tiến vượt bậc, vẫn chạy khi mất điện và có thể đối phó động đất

09/07/2020, 13:13

Tàu cao tốc Shinkansen hoàn toàn mới có tên N700S với nhiều chức năng cải tiến vượt bậc có thể xử lý các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là động đất, vừa được Nhật Bản đưa vào hoạt động hôm 1.7.

Shinkansen là chuyến tàu cao tốc đầu tiên của Nhật Bản bắt đầu hoạt động từ tháng 10.1964, kết nối Tokyo với Osaka, chạy qua núi Phú Sĩ. Shinkansen là một trong những niềm tự hào quốc gia của Nhật Bản và là một trong những chuyến tàu cao tốc nổi tiếng có lượng khách đông nhất thế giới.

Trải qua nhiều thập kỷ, tàu cao tốc hình viên đạn Shinkansen được cải tiến hiện đại và ấn tượng hơn. Trong lần ra mắt vào tháng 7 mới đây, tàu cao tốc N700S thế hệ mới gây tiếng vang lớn với công nghệ cải tiến vượt bậc.

Tàu Shinkansen thế hệ mới N700S được đặt tên theo khả năng đạt vận tốc kỷ lục của con tàu. Trong những đợt thử nghiệm vào năm ngoái, N700S đạt vận tốc gần 360 km/h, một kỷ lục đối với các loại tàu Shinkansen ở Nhật Bản.

Điều nổi bật của N700S chính là các chức năng cải tiến vượt bậc giúp tàu tránh được những thảm họa tự nhiên và di chuyển đến nơi an toàn khi bị mất điện.

Thông thường, toàn bộ mạng lưới tàu cao tốc Shinkansen được nối với các cảm biến động đất. Khi có một sự cố chấn động được phát hiện, nguồn điện cung cấp cho các đoàn tàu được cắt và phanh khẩn cấp được kích hoạt tự động để dừng tàu. Tuy nhiên, với N700S mới được trang bị những chức năng cải tiến rất ấn tượng để xử lý các tình huống khẩn cấp, như hệ thống treo chủ động và pin lithium-ion, cho phép tàu vẫn có thể chạy mà không cần nguồn điện từ cáp treo cao. Chính vì vậy, trong trường hợp xảy ra thảm họa tự nhiên như động đất và tàu bị mất điện đột ngột, N700S vẫn có thể di chuyển đến khu vực sơ tán an toàn gần nhất theo hệ thống đường ray và tránh được các tuyến đường nguy hiểm như cầu hay đường hầm.

Theo kế hoạch ban đầu của công ty Đường sắt Trung tâm Nhật Bản (JR Central), N700S được đưa vào hoạt động lần đầu tiên trong Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 nhưng do đại dịch COVID-19, sự kiện này đã phải tạm hoãn nên JR Central đã quyết định ra mắt sớm vào ngày 1.7.

Mẫu tàu mới N700S được thiết kế lại với 16 toa được cải tiến với hệ thống treo chủ động cho phép tàu di chuyển êm và nhẹ nhàng hơn. Trong 16 toa có 11 toa dành cho khách sử dụng xe lăn. Tuy nhiên, thay vì 9 loại toa như các tàu cao tốc thông thường ở Nhật Bản thì N700S chỉ thiết kế có 4 loại toa, điểm khác biệt lớn giúp N700S có thể bán dễ dàng ra thị trường nước ngoài.

Thiết kế nội thất cũng có một số nâng cấp đáng kể như ghế ngồi có thể tự động hạ thấp khi ngả lưng, phần tay vịn của ghế được trang bị ổ cắm điện. Cùng với việc đưa vào vận hành hệ thống đặt vé nâng cấp cho phép mua chỗ trước cho hành lý cỡ lớn, tàu N700S cũng thiết kế thêm không gian để hành lý rộng và có thể khóa lại ở phần nối giữa hai toa tàu. Toilet cũng có thể dội nước ngay trong trường hợp mất điện.

Thêm nữa, N700S có thêm 60 camera bên trong thay vì 150 camera giám sát như các mẫu tàu cao tốc hiện tại ở Nhật Bản.

Theo kế hoạch của JR Central, đội tàu N700S ban đầu là 4 chiếc và vào năm 2022 sẽ tăng lên 40 tàu.

Nhật Hạ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu cao tốc Nhật Bản cải tiến vượt bậc, vẫn chạy khi mất điện và có thể đối phó động đất