Tây Nguyên vẫn lung linh những huyền thoại mà chính đời sống hôm nay vẫn khao khát khám phá. Với khách du lịch đến Việt Nam lại càng muốn được một lần tiếp cận mật ngữ hoang sơ ấy. Tất cả sẽ được lột tả qua vở 'Teh Dar' tại trung tâm biểu diễn Lune vào tối 25.3 và một trích đoạn 7 phút vào tối 24.3 nhân kỷ niệm 10 năm đô thị cổ Hội An lên thành phố, với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và một số đại biểu Quốc hội.

Teh Dar, huyền thoại vòng tròn hay nghệ thuật sân khấu đương đại đặc sắc

Nguyễn Hữu Hồng Minh | 19/03/2018, 19:45

Tây Nguyên vẫn lung linh những huyền thoại mà chính đời sống hôm nay vẫn khao khát khám phá. Với khách du lịch đến Việt Nam lại càng muốn được một lần tiếp cận mật ngữ hoang sơ ấy. Tất cả sẽ được lột tả qua vở 'Teh Dar' tại trung tâm biểu diễn Lune vào tối 25.3 và một trích đoạn 7 phút vào tối 24.3 nhân kỷ niệm 10 năm đô thị cổ Hội An lên thành phố, với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và một số đại biểu Quốc hội.

Với người xem Sài Gòn thì vở diễn nghệ thuật sân khấuđương đại ( xiếc tre + múa đương đại + nghệ thuật sắp đặt + âm nhạc dân tộc diễn tấu sống) này đang công diễn luân phiên cùng một số vở khác tại Nhà hát Thành phố (Số 7 - Công trường Lam Sơn - Quận 1 - TP.HCM). Bạn có thểđăng ký mua vé qua mạng để xem với thời lượng hơn 1 tiếng các buổi chiều trong tuần. Còn lần này ê kípthực hiện quyết định đưa "Teh Dar" ra Hội An là hành trìnhđưa nghệ thuật đương đại với những chất liệu dân gian rất Việt Nam đến với đô thị cổ, mong muốn giao thoa cổ - kim làm phong phú thêm đời sống văn hóa. Cũng là một cách giới thiệu những độc đáo,ấn tượng của nghệ thuật Việt Nam với du khách thế giới.

Sân khấu trung tâm biểu diễn Lune, tại công viên văn hóa Đồng Hiệp - Hội An

Bản sắc văn hóa đứt gãy hay bị đe dọa hủy diệttrong tiết tấu nhịp điệu hiện đại

Cách đây không lâu, tôi được mời tham dự một cuộc hội thảo về "Phê bìnhvăn học sinh thái" tại trường Đại học Sư Phạm do PGS.TS Bùi Thanh Truyền đảm nhiệm,tổ chức. Đây là một hội thảo cần thiết khi đặt lại cái nhìn với bối cảnh sống,môi trường, con ngườivà thiên nhiên hôm nay. Hình như trong cuộc sống đương đạitất cả đang bị phá nát và vỡ vụn. Đặc biệt là văn hóa, đất và người Tây Nguyên - Cao Nguyênđều bịhủy hoại man rợ, tàn khốc và nghiêm trọng.

Tôi còn nhớ giáo sư tiến sĩ Huỳnh Như Phương đã phát biểu đại ý ông không tin vào những hội thảo như phê bình văn học sinh thái sẽ cứu vãn được gì tình hình "bê tông hóa" phản cảm, thiếu quy hoạch tùy tiện từ trên xuống dưới này. Và cũng không thể tái hồi những mảnh rừng, những mảng văn hóa đặcsắc của núi rừng Tây Nguyên đã bị tàn phá, tiêu diệt. Nhưng ít ra hội thảo góp mộthồi chuông cảnh báo, thức tỉnh lương tri để dừng lại. Hãy bảo vệ môi trường, trái đất, ngôi nhà chung của con cháu, các thế hệ mai sau.

Nghệ sĩ và chiếc tù và - một cảnh trong vở Teh Dar

Thực tình để hiểu vềTây Nguyên, những nét đặc sắc nhất của văn hóa các dân tộc thiểu số là điều khó khăn cho các bạn trẻ hôm nay. Nhàdân tộc học Nguyễn Bạt Tụy (1920 - 1995) đã từng chỉ ra trong các nghiên cứu của ông "chỉ có thể hiểu được con người khi nói được tiếng của họ và hiểu được tiếng nói của họ". Và ông ngoài "khảo sát ngôn-ngữ'' đã "nghiên cứu học-ngữ" để cuối cùng vì muốn thâu thập, lĩnh hộitất cả đã phải dấn thân, đi sâu "dần dần vào các khía cạnh hội-sống" có nghĩa là cùng ăn ở, cùng sống với họ.

Ông đã chia sẻ ba khu vực nghiên cứu của mìnhgồm "ngữ - Miên", ngữ - Chàm" riêng khu vực Tây Nguyên phức tạp, phong phúhơn khi ước chừng "40 ngữ - Thượng". Khu vực ônggọichừng "40ngữ - Thượng" đó có các dân tộc Bana, Ê đê, K'Ho, JorRai... với nhiều nétđặc sắc văn hóa biểuhiện chung như các tập tục cầu mưa,cầu Giàng xuống mùa,bắt dâu, cưới xin...các lễ hội đâm trâu, đám ma, nhà mồ... Với các dụng cụ biểu diễn thường thấy nhưdàn chiêng, trống, đàn goong, kipa, đing năm, tù và, lục lạc... Và tất cả tập tục cũng như lễ hội sẽ "đi vòng" như một tập vòng tròn của đời người sinh, lão, bệnh, tử. Khía cạnh "hội-sống" dấn thân này của Nguyễn Bạt Tụy tôi còn tìm thấytrong một sốtác phẩm nghiên cứu thực địacủa Jacques Dournes (Rừng, Đàn bà, Điên loạn) hay Claude Lévi-Strauss(Nhiệt đới buồn)...

Mặt người và mặt nạ trong vở TehDartrên sân khấu Trung tâm biểu diễn Lune - Hội An bắt đầu từ tối 25.3

Phục dựng hay tái hiện văn hóa Tây Nguyên trên sân khấu đương đại

Tuy nhiên, phải thấy Claude Lévi-Strauss, Jacques Dourneshay Nguyễn Bạt Tụy gần như đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu về tộc người, văn hóa, bản sắc, rừng thiêng. Công trình của các ông là sự nghiên cứu công phu liên văn bản chuyểntải dưới hình thức ngôn ngữ. Vậy nếu chọn lựa những sắc tố văn hóa độc đáo, vạm vỡ, dị biệt này qua một hình thức thông điệpkhác - sân khấu chẳng hạn, thì sẽ như thế nào? Đặtcâu hỏi như vậy để các bạn thấy sự đắt giá, ý nghĩacủavở"Teh Dar" cũng như sự chắt chiu, dày côngcủa người sáng tạo ra nó. Trong chừng mực 1 tiếng đồng hồ, bạn sẽ chứng kiến một 'vòng tròn" văn hóa, một vòng đời kiếp nhân sinh.

"Teh Dar" tiếng K'Ho có nghĩa là "đi vòng tròn". Chọn cái tên này cho vở nhạc kịch, đạo diễn Tuấn Lê muốn gửi trọnthông điệp "người là hoa của đất". Con người với nghiệp sinh tửtrong văn hóa nhiều dân tộcở Tây Nguyênnhư chungký hiệu vòng tròn này. Từ lễ hội đâm trâu, hoạt động cúng tế thần linh, cầu mùa màng, sinh hoạt trai gái, phiên chợ cao nguyên... đều in dấu chân mình như ấn chứngtrên đất đỏ Bazan.

Để chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu xây dựng thành biểutượng sân khấu, bên cạnh Tuấn Lê còn có các cộng sự là nhạc sĩ Nguyễn Nhất Lý, Nguyễn Lân Maurice, biên đạo múa Ngô Thanh Phương cùng 15 nghệ sĩ xiếc cùng 5 nghệ sĩ tấu nhạc đến từ các dân tộc Ê Đê, K'Ho, Banar, Jorai. Cùng nghệ thuật múa đương đại, lời thoại đơn giản, cấu trúc phi tuyến tính không theo thời gian...

Rất nhiều du khách nước ngoàiđến xem vở diễn nghệ thuật sân khấu đương đại tại trung tâm biểu diễn Lune Hội An

Tôi biết và chơi với đạo diễn Tuấn Lê từ lâu. Khi anh là một "hạt nhân" xây dựng ý tưởng nhiều tiết mục đặc sắc về múa trong chương trìnhnghệ thuật ca nhạc tạp kỹ nổi tiếng Duyên Dáng Việt Nam của tập đoàn truyền thông Thanh Niên cách đây mấy năm. Nhiều lần nói chuyện và chia sẻ, tôi mới hiểu thêm phong cách sáng tạo riêng biệt, tự tìm kiếm một con đường đi cho riêng mình của anh.

Đó là kết hợp những vẻ đẹpvăn hóa từ nghệ thuật truyền thống với giao hưởng hiện đại. Là một người Sài Gòn nhưng sống xa quê hương từ bé. Tuấn Lê định cư và tốt nghiệpđạo diễn tại Đức. Tình yêu xứ sở còn đọng lại trong anh bằng những hình tượng đặc sắc khó quên như lũy tre, làng quê, sông nước... Để anh đã bắt đầu sáng tác, xây dựng các vở kịch đương đại xung quanh các đề tài bình dị này như Àố show. Làng tôi...gây được tiếng vang trên sân khấu thế giới.

Đạo diễn Tuấn Lê (thứ ba, trái sang) đã mang lại sinh khí mới cho sân khấu đương đại với các vở À Ố show, Làng tôi,Teh Dar. Những vởdiễncủa anh chinh phục khán giả và gây được tiếng vang trên thế giới

Tuấn Lê cho biết để có thể viết"Teh Dar", anh và nhạc sĩ Nguyễn Nhất Lýđã thực địa Tây Nguyên rất nhiều lần từ năm 2005, Nghiên cứu văn hóa, tìm chất liệu, sưu tập, ghi chép những câu chuyện điền dã. Các anh đã gặp gỡ các già làng cũng như nhiều nhân vật. Lắng nghe, trò chuyện tâm linh cùng tâm hồnvề cội nguồn.

Kết quả như hômnay họ đã thuyết phục được năm nhạc công từ các dân tộc Tây Nguyên khác nhau đã chọn sống xa gia đình, bản làng để về với từng đêm diễn "Teh Dar". Từ đây anh mới hoàn thành được các nút thắt của kịch bản.

Kịch tínhnhất của vở diễn là các tiết mục nhào lộn và xiếc. Các biên đạo múa đã sắp xếp, sửdụng các dụng cụ bằng tre một cách táo bạo. Trong ánh đèn và sân khấu tối giản mangtính ước lệ của một Tây Nguyênmiền núi đã làm khán giả hồi hộp theo dõi, những phân cảnh được đẩy lên cao trào,đầy giác cảm.

Già làng tế thần linh

Teh Dar, "dấu chânmới" từ bản sắc đến sinh thái

Âmnhạc là một điểm nhấn bùng nổ cho mọi cao trào vở diễn nghệ thuật sân khấu đương đại này. Với sân khấu tối giản. ánh sáng và âm thanh điểm xuyết thêm vào tâm hồn những dấu thăng tâm hồn. Theo nhạc sĩ Nguyễn Nhất Lý, ông còn có nhiều tham vọng hơn cho "Teh Dar'". Đó là âm nhạc không dừng lại trònđầy cho một vở diễn màđẩyxa hơn, tìm về cội nguồn bản nguyên đã mất.

Đó là sự khơi gợi những thanh âm từng có trong ký ức tuổi thơ,những nét nguyên sơ còn đậm chất núi rừng mà mỗi dân tộc từng có. Đặc biệt cồng chiêng Tây Nguyên vớiâm sắc riêng chiếm vị trí chủ đạo trên sân khấu từ lâu đã được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể thế giới. Sự cộng hưởng trong một vở nhạc kịch đã tạo hiệu ứng mạnh mẽvà sự tán thưởngkhán giả trên sân khấu kịch đương đại đẳng cấp quốc tế.

Sân khấu trung tâm biểu diễn nghệ thuật Lune Hội An

Nét đặc sắc nữa của "Teh Dar" tuy đi ra từ một kịch bản chung nhưng là không buổi diễn nào giống buổi diễnnào. Vì các nút thắt tình tiết, các phân cảnh hấp dẫnluôn được các diễn viênđẩy tới cực điểmtheotừng đêm diễn. Các pha kịch tính như nhào lộntrên dây, chồng người, múa lửa... bên cạnh sựthăng hoa đạt được từ việc khổ công tập luyệnđã tạohiệu ứngmạnh. Cảm giác tê người, rùng mình khitận mắt thưởng thức, chứng kiến nhiều phaxuất thần không thể đoán định. Từ yếu tố mạo hiểm,va động tâm thứckhán giảkhisân khấuluôn đầy ắpbất ngờ bởicòn cósự canthiệpvô hìnhcủamay rủi.

Và nghệ thuật thật sự bắt đầu chính là chỗ đó.

Tin là "Teh Dar" không chỉ dừng lại ở một vởdiễn hay của sân khấu thể nghiệm hiện đại. Mà còn đánhthức tình yêu nguyên sơ tìmvề cội nguồn, bảo vệ sắc tộc, bản nguyên hoang dãvà sinh thái. Sự báo động đỏ về môi trường đang từng ngày bị hủy diệtlà vấn đề lớn mà không một ai có thể bàng quan đứng ngoài nó.

Sài Gòn, 19.3.2018

Nguyễn Hữu Hồng Minh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Teh Dar, huyền thoại vòng tròn hay nghệ thuật sân khấu đương đại đặc sắc