Hãng Reuters cho biết việc Israel sử dụng hiệu quả tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay (ALBM) tấn công nhiều mục tiêu Iran được bảo vệ nghiêm ngặt hồi cuối tháng 10 khơi dậy sự quan tâm dành cho loại vũ khí này, mặc dù các cường quốc chuộng tên lửa hành trình và bom lượn hơn.
Quốc tế

Tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay được chú ý sau đợt tấn công Iran của Israel

Cẩm Bình 05/11/2024 10:55

Hãng Reuters cho biết việc Israel sử dụng hiệu quả tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay (ALBM) tấn công nhiều mục tiêu Iran được bảo vệ nghiêm ngặt hồi cuối tháng 10 khơi dậy sự quan tâm dành cho loại vũ khí này, mặc dù các cường quốc chuộng tên lửa hành trình và bom lượn hơn.

Ngày 26.10, quân đội Israel triển khai hơn 100 chiến đấu cơ không kích hệ thống phòng không, nhà máy sản xuất tên lửa cùng công trình phục vụ chương trình hạt nhân của Iran. Chuyên gia quân sự Justin Bronk (Viện nghiên cứu RUSI) cho biết mục tiêu như vậy thường được bảo vệ bởi nhiều loại hệ thống phòng không.

2024-11-05-101923.png
Một loại chiến đấu cơ Israel tấn công Iran cuối tháng trước - Ảnh: Reuters

Với mạng lưới phòng không dày đặc thì tên lửa hành trình dễ đánh chặn hơn tên lửa đạn đạo. Nhưng tên lửa đạn đạo thường phải phóng từ điểm cố định và hầu hết không thể thay đổi đường bay.

Tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay - chẳng hạn Rampage của công ty Israel Aerospace Industries - khắc phục được vấn đề mà tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất (GLBM) lẫn tên lửa hành trình phóng từ máy bay (ALCM) gặp phải.

Theo chuyên gia quân sự Jeffrey Lewis (Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury): “Ưu điểm chính của ALBM so với ALCM là tốc độ xuyên thủng hệ thống phòng không. Nhược điểm về độ chính xác dường như đã được giải quyết phần lớn”.

Tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất cùng tên lửa hành trình rất phổ biến trong kho vũ khí của nhiều quốc gia. Iran từng dùng GLBM tấn công Israel hai lần trong năm nay, Ukraine và Nga cũng dùng chúng tấn công lẫn nhau ở cuộc chiến đang diễn ra.

Không như GLBM, ALBM có điểm phóng linh hoạt. Chúng có thể đến từ bất cứ hướng nào gây khó cho nỗ lực đánh chặn. Tất nhiên loại vũ khí này không phải bất khả xâm phạm, tên lửa Patriot PAC-3 của tập đoàn Lockheed Martin nhiều lần đánh chặn thành công tên lửa Nga Khinzhal tại Ukraine.

Nhiều quốc gia như Mỹ, Anh từng thử nghiệm ALBM trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tuy nhiên chỉ có Israel, Nga, Trung Quốc được biết đang triển khai chúng.

Mỹ từng thử ALBM siêu thanh tên AGM-183, nhưng dự án không nhận được bất cứ khoản tài trợ nào trong năm tài khóa 2025. Washington sở hữu kho vũ khí đầy tên lửa hành trình cùng vô số loại tên lửa tầm xa khác nên ít quan tâm phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay.

Một chuyên gia kỹ thuật quân sự Mỹ tiết lộ tên lửa phòng không SM-6 của Công ty Raytheon đã được họ thử nghiệm phóng từ máy bay thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt tàu chiến. Tên lửa đánh trúng mục tiêu nhỏ trên đất liền (đóng vai khu trục hạm giả định).

Theo một giám đốc điều hành trong ngành quốc phòng, về cơ bản ALBM là sự kết hợp giữa công nghệ dẫn đường, đầu đạn, động cơ đẩy nên quốc gia nào sở hữu vũ khí chính xác đều đủ khả năng phát triển chúng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay được chú ý sau đợt tấn công Iran của Israel