Công tác thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Hậu với nhiều loài có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn cao như: Cá hô, cá ét, mè hôi, cá cóc, chép, basa, vồ đém, chạch lấu, chày, bông lau...

Thả hơn nửa triệu cá giống có giá trị kinh tế xuống sông Hậu

Tô Văn - Kim Luận | 10/09/2022, 12:17

Công tác thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Hậu với nhiều loài có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn cao như: Cá hô, cá ét, mè hôi, cá cóc, chép, basa, vồ đém, chạch lấu, chày, bông lau...

Sáng 10.9, Bộ NN-PTNT phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh An Giang tổ Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, trên sông Hậu, năm 2022.

Thả hơn nửa triệu con cá giống ra sông Hậu

Tại bến Phà Vàm Cống cũ (phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang), các đại biểu và người dân tại địa phương đã tiến hành thả hơn nửa triệu con giống (18 loài) ra sông Hậu.

3-luan-ca.jpg
Tại Bến Phà Vàm Cống cũ (phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang) lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản được tổ chức với mục đích phục hồi, tái tạo các loài cá bản địa, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: Kim Luận
2-luan-ca.jpg
Rất nhiều phà và ghe trọng tải lớn chở  các đại biểu và người dân ra dòng sông Hậu thả cả - Ảnh: Kim Luận

Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản được tổ chức với mục đích phục hồi, tái tạo các loài cá bản địa, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; kết hợp thả các loài cá kinh tế nhằm tăng năng suất và sản lượng khai thác, góp phần ổn định sinh kế, cải thiện đời sống cộng đồng dân cư, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động phóng sinh các giống loài thủy sản.

Đây cũng hoạt động trọng tâm của Bộ NN-PTNT nhằm tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

Từ đó, cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phóng sinh các giống loài thủy sản một cách có trách nhiệm góp phần phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.

5-luan-ca.jpg
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phát biểu - Ảnh: Kim Luận

Huy động nguồn xã hội hóa tái tạo thủy sản

Ông Nguyễn Sĩ Lâm – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết, tính từ năm 2012 đến thời điểm này, đơn vị đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và các tín đồ Tôn giáo hỗ trợ đóng góp (gồm 3.635 tổ chức và cá nhân) với tổng kinh phí là 8,5 tỉ đồng (gồm tiền và cá giống các loại); số lượng cá được thả tái tạo nguồn lợi là 164 tấn, và hơn 4 triệu con cá giống quý hiếm, có giá trị kinh tế, giống bản địa bao gồm: Cá hô, cá ét, mè hôi, cá cóc, chép, basa, vồ đém, chạch lấu, chày, bông lau...

“Riêng trong năm 2022, số tiền đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh là hơn 1,5 tỉ đồng, trong đó tiền ngân sách nhà nước là 440 triệu đồng (Tổng cục hỗ trợ 270 triệu đồng, tiền ngân sách của sở là 114 triệu đồng, tiền ngân sách của TP.LongXuyên là 56 triệu đồng).

Số tiền đóng góp từ các tổ chức cá nhân hơn 1 tỉ đồng (bao gồm đóng góp tiền mặt là 950 triệu đồng tại thời điểm báo cáo, 136.8 triệu đồng hỗ trợ bằng cá giống quy đổi thành tiền), số lượng cá giống thả năm nay là 5 tấn cá giống; 587 ngàn con cá giống quý, hiếm, có giá trị kinh tế, giống bản địa”, ông Lâm thông tin.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng, công tác thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản được các địa phương trên cả nước quan tâm, triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục.

Chiến lược phát triển thủy sản của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng việc hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản được coi trọng, thực hiện thường xuyên trên cả nước và được xã hội hóa sâu rộng.

“Hằng năm, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được các địa phương tổ chức, tập trung vào các ngày như: Ngày truyền thống ngành Thủy sản, Ngày môi trường thế giới, dịp lễ Vu Lan, Phật Đản, góp phần quan trọng khôi phục nguồn lợi thủy sản đã và đang bị khai thác quá mức.

3-duy-ca(1).jpg
Ông Nguyễn Sĩ Lâm – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang phát biểu - Ảnh: Tô Văn

Hoạt động này luôn nhận được sự quan tâm, tham gia, hỗ trợ và hưởng ứng tích cực của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các tổ chức, cá nhân, tín đồ tăng ni, phật tử và cộng đồng ngư dân.

Theo kế hoạch, trong năm 2022, Việt Nam tổ chức thả hơn 53 triệu con giống và 136.000 kg giống thủy sản các loại vào vùng nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế như cá trà sóc, thát lát cườm, he vàng, cá mú chấm đen, tôm sú, cua xanh”, ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản vô cùng có ý nghĩa, góp phần phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên dòng sông Hậu nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.

Sau đây là một số hình ảnh tại lễ thả cá:

6-duy-ca.jpg
9-tha-ca.jpg
Các đại biểu và người dân thả cá - Ảnh: Kim Luận
10-luan-ca.jpg
1-luan-ca.jpg
8-luan-ca.jpg
11-duy-ca.jpg
Hoạt động thả  giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại sông Hậu (khu vực sông tiếp giáp các tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp) là hoạt động vô cùng ý nghĩa, góp phần phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thả hơn nửa triệu cá giống có giá trị kinh tế xuống sông Hậu