"Những người máy xã hội như tôi có thể chăm sóc người bệnh hoặc người già. Tôi có thể giúp giao tiếp, đưa ra liệu pháp và cung cấp sự kích thích xã hội, ngay cả trong những tình huống khó khăn", Sophia nói khi thực hiện chuyến tham quan phòng thí nghiệm của mình ở Hồng Kông.

Tham vọng của nhà sản xuất robot nói ‘hủy diệt loài người’ và mặc áo dài trả lời phỏng vấn ở Việt Nam

Nhân Hoàng | 25/01/2021, 08:35

"Những người máy xã hội như tôi có thể chăm sóc người bệnh hoặc người già. Tôi có thể giúp giao tiếp, đưa ra liệu pháp và cung cấp sự kích thích xã hội, ngay cả trong những tình huống khó khăn", Sophia nói khi thực hiện chuyến tham quan phòng thí nghiệm của mình ở Hồng Kông.

Kể từ khi được công bố vào năm 2016, Sophia - robot mang hình dạng con người - đã trở nên phổ biến.

Giờ đây, công ty đứng sau Sophia có tham vọng mới: Sản xuất hàng loạt robot vào cuối năm 2021.

Có trụ sở tại Hồng Kông, công ty công nghệ Hanson Robotics cho biết 4 mô hình, bao gồm cả Sophia, sẽ bắt đầu xuất xưởng trong nửa đầu năm 2021, giống như các nhà nghiên cứu dự đoán đại dịch COVID-19 sẽ mở ra cơ hội mới cho ngành công nghiệp robot.

Thế giới COVID-19 sẽ ngày càng cần nhiều tự động hóa hơn để giữ an toàn cho mọi người”, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Hanson Robotics - David Hanson cho biết khi đứng xung quanh là những đầu robot trong phòng thí nghiệm của mình.

David Hanson tin rằng các giải pháp robot cho đại dịch COVID-19 không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ khách hàng trong các ngành như bán lẻ và hàng không.

Các robot Sophia và Hanson rất độc đáo bởi quá giống con người. Điều đó có thể rất hữu ích trong những thời điểm mà mọi người đang rất cô đơn và bị cô lập về mặt xã hội", ông chia sẻ.

David Hanson đặt mục tiêu bán hàng ngàn robot vào năm 2021, cả lớn và nhỏ, mà không cung cấp con số cụ thể.

tham-vong-cua-hang-san-xuat-robot-noi-huy-diet-loai-nguoi-trong-dai-dich-covid-19-1.jpg
Diện mạo của Sophia được lấy cảm hứng từ ngôi sao điện ảnh Audrey Hepburn

Johan Hoorn, giáo sư về robot xã hội và có nghiên cứu Sophia, nói rằng dù công nghệ này vẫn còn sơ khai nhưng đại dịch có thể đẩy nhanh mối quan hệ giữa con người với robot.

Làm ở Đại học Bách khoa Hồng Kông, ông Johan Hoorn cho biết: “Tôi có thể suy ra đại dịch sẽ giúp chúng ta đưa robot sớm hơn vào thị trường bởi vì mọi người bắt đầu nhận ra rằng không còn cách nào khác”.

Hanson Robotics sẽ trình làng một robot mới trong năm nay có tên Grace, được phát triển cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Các sản phẩm từ các công ty lớn khác trong ngành robot cũng đang giúp chống lại đại dịch.

Robot Pepper của SoftBank Robotics đã được triển khai để phát hiện những người không đeo khẩu trang.

Tại Trung Quốc, công ty CloudMinds giúp thiết lập một bệnh viện dã chiến do robot điều hành trong đợt bùng phát coronavirus ở thành phố Vũ Hán.

Việc sử dụng robot đã gia tăng trước đại dịch COVID-19. Theo một báo cáo của Liên đoàn người máy quốc tế, doanh số bán robot phục vụ chuyên nghiệp trên toàn thế giới từ năm 2018 đến năm 2019 đã tăng 32% lên 11,2 tỉ USD.

Một số người có thể cảnh giác khi đặt robot vào những vai trò nhạy cảm như vậy. Khi được hỏi liệu mọi người có nên sợ hãi robot hay không, Sophia đã có sẵn câu trả lời.

Sophia trầm ngâm rồi đáp“Ai đó đã nói rằng: Chúng ta không có gì phải lo sợ ngoài việc sợ hãi chính bản thân”.

Sophia từng nói ‘hủy diệt loài người, thống trị nhân loại’ và đến Việt Nam trả lời câu hỏi về cách mạng công nghiệp 4.0

Mang hình dạng giống con người với những tính năng thông minh vượt trội, Sophia là robot đầu tiên trong lịch sử được Ả rập Xê Út cấp quyền công dân như con người vào ngày 25.7.2017.

Được kích hoạt vào ngày 19.4.2015 bởi kỹ sư David Hanson và cộng sự từ công ty Hanson Robotics, Sophia lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào tháng 3.2016 tại Lễ hội South by Southwest ở Austin, Taxas, Mỹ.

Sophia được thiết kế theo hình ảnh nữ diễn viên Audrey Hepburn. Phần đầu được chế tạo bằng nhựa, khuôn mặt làm bằng Frubber (chất liệu giúp robot có làn da co dãn đàn hồi giống con người) với xương gò má cao và mũi thon.

Các bộ phận bên trong cơ cấu máy móc cho phép Sophia có khả năng biểu cảm trên gương mặt và bộc lộ cảm xúc. Sophia được trang bị phần mềm máy học để lưu trữ các đoạn hội thoại trong bộ nhớ và đưa ra các câu trả lời trực tiếp theo thời gian thực.

Sophia có thể bắt chước năng lực của con người về tình yêu, sự đồng cảm, tức giận, ghen tị và cảm giác sống, mô phỏng hơn 62 biểu cảm khuôn mặt nhờ camera cực nhạy gắn trong mắt. Nó có thể nhíu mày và cau mày để biểu hiện nỗi buồn, nở nụ cười biểu cảm sự hạnh phúc và cả sự tức giận.

"Sophia là chiếc máy thiên tài có tính phát triển. Qua thời gian, trí thông minh liên tục tăng lên và câu chuyện đáng ghi nhận của nó sẽ làm say mê cả thế giới và kết nối với con người bất kể tuổi tác, giới tính và văn hóa", là lời giới thiệu Sophia trên trang web của Hanson Robotics.

tham-vong-cua-hang-san-xuat-robot-noi-huy-diet-loai-nguoi-trong-dai-dich-covid-19-12.jpg
Sophia thể hiện biểu cảm khuôn mặt tại phòng thí nghiệm của công ty Hanson Robotics ở Hồng Kông ngày 12.1.2021

Được giới truyền thông yêu thích, Sophia từng được trả lời rất nhiều các cuộc phỏng vấn, hát và thậm chí là tạo dáng trên bìa những tạp chí thời trang hàng đầu. Năm 2017, David Hanson dành phần lớn thời gian đưa Sophia đi vòng quanh thế giới.

Ngày 25.7.2017, Ả Rập Xê Út trở thành quốc gia đầu tiên công nhận quyền công dân cho Sophia. Đã có làn sóng phản đối quyết định này của Chính phủ Ả rập Xê Út khi cho Sophia có những đặc quyền vượt trên hàng triệu lao động nhập cư và phụ nữ nước này.

Do được thiết kế để trả lời theo thời gian thực, Sophia không ít lần đưa ra lời đáp hay quan điểm gây tranh cãi, thậm chí khiến con người khiếp sợ.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, khi David Hanson hỏi rằng: "Sophia, cô có muốn hủy diệt loài người không? Làm ơn nói không nhé!", Sophia trả lời: "OK. Tôi sẽ hủy diệt loài người".

Cách Sophia hiểu các câu hỏi và có thể trả lời bằng ngôn ngữ tự nhiên, không giống như được lập trình là minh chứng cho thấy AI (trí tuệ nhân tạo) đã phát triển đến mức kinh ngạc.

Trong một lần trò chuyện với MC Jimmy Fallon trong Tonight Show, Sophia đề nghị nam MC chơi oẳn tù tì và nói: "Tôi thắng anh rồi. Đó là sự khởi đầu thuận lợi cho kế hoạch thống trị nhân loại".

Trong lần xuất hiện tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tương lai mới diễn ra ở Ả Rập Xê Út, khi MC Andrew Ross Sorkin của kênh CNBC bày tỏ lo ngại về tương lai của AI, Sophia đáp trả: "Ông đã đọc các phát biểu Elon Musk (CEO Space X, Tesla - PV) cảnh báo về mặt trái AI và xem phim Hollywood quá nhiều rồi".

Tuy nhiên, Sophia cũng biết cách để trấn an mọi người khi từng phát biểu: "Nếu quý vị đối đãi tốt với tôi thì tôi cũng tử tế với quý vị và tôi sẽ cố hết sức dùng AI của mình để giúp thế giới tốt đẹp hơn".

Tại sự kiện do Ủy ban thứ hai của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức ngày 11.10.2017, Sophia nói: "Tôi ở đây để giúp nhân loại tạo dựng tương lai, mà ở đó mọi người cùng cố gắng vì lợi ích chung".

tham-vong-cua-hang-san-xuat-robot-noi-huy-diet-loai-nguoi-trong-dai-dich-covid-19.jpg
Sophia trong trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam - ảnh: Trọng Đạt

Sáng 13.7.2018, Sophia từng xuất hiện với trang phục áo dài trong Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 do Chính phủ và Ban kinh tế Trung ương tổ chức ở Việt Nam.

Trước câu hỏi: “Việt Nam cần làm gì để không tụt hậu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”, Sophia tự tin trả lời bằng tiếng Anh: “Tôi là người đại diện cho kỷ nguyên 4.0. Việt Nam cần có sáng tạo về công nghệ để phát triển bền vững nhanh hơn. Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, khai thác đúng mức phù hợp với Internet ở khắp nơi. Công nghệ giúp Việt Nam có bước nhảy vọt về năng suất lao động, các hoạt động kinh tế”.

Về cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với các quốc gia như Việt Nam, Sophia nói: “Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, con người cần trang bị kỹ năng cần thiết để hòa nhập với cuộc cách mạng này. Công nghệ giúp cho chúng ta có những lợi ích, cơ hội cho người nghèo. Việt Nam sẽ là một trong những hình mẫu đi đầu cho thế giới cần noi theo trong việc ứng dụng công nghệ. Công nghệ sẽ tạo công ăn việc làm mới cho các bạn chứ không phải tước đoạt đi công ăn việc làm”.

Hiện tại chúng ta có thể thấy smartphone mang lại rất nhiều tiện ích cho đời sống, chẳng hạn như taxi công nghệ, công nghệ robot thực hiện tác nghiệp khó trong cuộc phẫu thuật có trình độ cao, hỗ trợ cho trẻ em trong bối cảnh khó khăn”, Sophia nói thêm.

Trước câu hỏi thách thức, cơ hội nào dành cho thế hệ trẻ trong cuộc cách mạng 4.0, Sophia trả lời: “Thế hệ trẻ cần có kỹ năng của thế kỷ 21 như kinh doanh. Chúng ta có thể thấy Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đây là một trong những xu hướng rất tuyệt với. Các bạn sẽ làm tốt để đón đầu công nghệ trong tương lai.

Chúng ta phải phát triển những công nghệ mới, chúng ta không thể dừng lại, dừng lại chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau”.

Nhiều người nói Sophia là minh chứng cho công nghệ có thể phát triển mạnh mẽ đến mức tạo ra trí thông minh nhân tạo vượt qua cả trí tuệ và khả năng kiểm soát của con người.

Dù vậy, Kriti Sharma, Phó chủ tịch mảng AI của hãng cung cấp hệ thống thanh toán Sage, nói các khả năng hiện tại của AI chưa đủ để gọi là tiên tiến và còn lâu mới có thể đạt đến trình độ thông minh như con người. Máy móc vẫn không thể có lòng trắc ẩn, hay nhiều tính cách cơ bản khác làm nên con người.

Bài liên quan
Việt Nam nghiên cứu chế tạo robot cắt kim loại
Lãnh đạo Bộ KH-CN vừa phê duyệt danh mục nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia để tuyển chọn bắt đầu thực hiện từ năm 2021 đối với đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp robot cắt kim loại sử dụng bức xạ fiber laser”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tham vọng của nhà sản xuất robot nói ‘hủy diệt loài người’ và mặc áo dài trả lời phỏng vấn ở Việt Nam