Bộ Y tế vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc liên quan đến giá sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ.

“Thanh minh” với Thủ tướng về giá sữa

Một Thế Giới | 18/09/2013, 10:54

Bộ Y tế vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc liên quan đến giá sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ.

           

Theo Bộ Y tế, việc quy định sữa thuộc mặt hàng bình ổn giá đã được thực hiện từ năm 2008. Kể từ ngày 1.1.2013 khi luật Giá có hiệu lực, việc bình ổn giá đối với mặt hàng sữa chỉ quy định đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Như vậy, việc Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ không gây hiểu lầm, cũng như không làm tăng giá sản phẩm này.

Bên cạnh đó, ngày 22.8.2013, Cục An toàn thực phẩm đã có buổi họp với Cục Quản lý giá để giải thích thêm về các sản phẩm được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật phải được thực hiện quản lý giá. Đến ngày 6.9.2013, Bộ Y tế đã có Công văn 5560/BYT-ATTP gửi Bộ Tài chính về việc phân loại sản phẩm thuộc danh mục phải thực hiện quản lý giá.

Trong công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Y tế nêu rõ các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 0-36 tháng tuổi; sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa được bổ sung hoặc không bổ sung vi chất dinh dưỡng nhưng không theo công thức đã quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật có công bố cho trẻ em dưới 6 tuổi đều thuộc Danh mục hàng hóa quản lý giá.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính và Ủy UBND các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý bình ổn giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, đồng thời đề nghị các bộ ngành tăng cường phối hợp trao đổi giữa các cơ quan để cập nhật thông tin và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn sau khi Nghị định hướng dẫn luật Giá được ban hành.

Về tên gọi của các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, Bộ Y tế cho rằng, trên thế giới dòng sản phẩm này rất đa dạng về tên gọi, chủng loại nhưng tên gọi chung là nhóm sản phẩm dinh dưỡng công thức, cộng thêm tên thương mại của các nhà sản xuất.

Về các quy chuẩn kỹ thuật, sản phẩm dinh dưỡng được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex), hài hòa với tiêu chuẩn của ASEAN.

Trước ngày 1.6.2013, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã có Công văn 516/ATTP-SP gửi Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính, thông báo về thời hạn hiệu lực của các quy chuẩn kỹ thuật và đề nghị Cục Quản lý giá xem xét và áp giá, cung cấp danh mục các sản phẩm này đã công bố tại Cục An toàn thực phẩm để các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định.

Như vậy, theo thông tin từ Bộ Y tế, về bản chất, các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh trong 3 quy chuẩn kỹ thuật nêu trên là các sản phẩm thuộc nhóm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định tại luật Giá.

Trong khi đó vào, ngày 12.9, Văn phòng Chính phủ có công văn 7607 yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính phải báo cáo về việc đưa mặt hàng sữa vào danh mục thực phẩm bổ sung làm cho giá sữa tăng cao trước ngày 15.9.

Văn phòng Chính phủ cho biết, chương trình thời sự tối ngày 8.9.2013 của VTV1 có phóng sự phản ánh việc Bộ Y tế đưa mặt hàng sữa vào danh mục thực phẩm bổ sung. Từ đó các sản phẩm sữa được loại khỏi danh mục hàng hóa cần phải quản lý giá và làm cho giá sữa tăng cao.

Theo phản ánh của VTV, một bảng thống kê giá của một số sản phẩm sữa bột nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp, mức giá nhập khẩu, từ 4-5 USD/hộp (khoảng 80.00- 100.000 đồng), còn giá bán lẻ trên thị trường từ 400.000-900.000 đồng, gấp 5-9 lần giá nhập khẩu.

Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện Bộ chưa vào cuộc thanh tra về giá sữa do các sản phẩm này hiện không thuộc diện kiểm soát giá của Cục.

Trong văn bản của các hãng sữa ngoại gửi Cục Quản lý giá, không có sản phẩm nào là sữa mà đa phần là thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng. Chỉ với một động tác thay tên đổi họ đơn giản, những sản phẩm mà mọi người đều biết đến là “sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi” đã nghiễm nhiên ra khỏi danh sách bình ổn giá.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: “Nếu sắp xếp quy chuẩn về chất lượng và tên gọi thay đổi sẽ rất khó cho cơ quan quản lý giá thực hiện việc bình ổn giá đối với những sản phẩm trước đây là sữa và nay thành sản phẩm dinh dưỡng”.

           
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Thanh minh” với Thủ tướng về giá sữa