Đó là ý kiến của ĐBQH Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) khi phát biểu thảo luận tại hội trường QH chiều 6.11, về công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng.

Thảo luận tại Quốc hội: Chạy chức mất tiền, khi có quyền thì tham nhũng thu lại

Nam Phong | 06/11/2017, 21:47

Đó là ý kiến của ĐBQH Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) khi phát biểu thảo luận tại hội trường QH chiều 6.11, về công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng.

>>Chỉ có 5 trường hợp vi phạm trong kê khai tài sản bị xử lý

>>ĐBQH Lê Thanh Vân: ‘Lạm quyền trong bổ nhiệm cán bộ nghiêm trọng hơn tham nhũng’

>>Phòng chống tham nhũng: Cần có quy định khuyến khích người phạm tội nộp lại tài sản

Xin lỗi chưa đủ thì thành thật xin lỗi

Phát biểu trước Quốc hội (QH), đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên) cho hay, “có cử tri nói nên đổi tên luật Phòng chống tham nhũng thành luật Diệt tham nhũngbởi sự lan nhanh như virus và nguy hiểm như dịch bệnh của nó”.

"Người dân vi phạm nặng hay nhẹ đều bị pháp luật xử lý. Cán bộ gây sai phạm nghiêm trọng thì điều chuyển, vẫn an toàn sau lớp vỏ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chịu trách nhiệm tập thể. Điều này làm cho người dân hiểu rằng việc áp dụng luật cho người dân khác với cán bộ", bà Hiền nói.

Cũng tại phiên thảo luận, câu chuyện xử lý cán bộ vi phạm cũng được nhiều ĐBQH đặt ra.

Đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) đánh giá, việc thực hiện chế độ công khai, minh bạch không được chấp hành nghiêm túc.

Đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình)

Đại biểu Phương nói: “Dường như rất ít cơ quan thực hiện công khai, minh bạch và chỉ coi đó là một việc thiếu sót, chứ không phải vi phạm pháp luật. Và thiếu sót thì lâu nay chúng ta kiểm tra, kiểm tra rồi thì chỉ đến mức rút kinh nghiệm, xin lỗi. Xin lỗi chưa đủ thì thành thật xin lỗi. Vì vậy việc chấp hành pháp luật của chúng ta không nghiêm, người dân dị nghị về chuyện tham nhũng, tiêu cực của chúng ta không được chú ý đấu tranh phòng, chống”.

Phát biểu tại đây, đại biểu Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) phản ánh tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn bổ nhiệm người quen phổ biến ở nhiều địa phương thời gian qua.

“Cả họ làm quan” sẽ phát sinh tình trạng “tổ đảng nhà ta, chi bộ nhà ta”

Cũng trong buổi thảo luận tại hội trường chiều 6.11, câu chuyện “cả họ làm quan", khuất tất trong việc bổ nhiệm cán bộ cũng được nêu ra.

Phát biểu trước Quốc hội, ĐBQH Trần Thị Dung (đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên) nói, thời gian gần đây báo chí liên tục phản ánh về tình trạng nhiều dòng họ làm quan “đúng quy trình” vào các vị trí, chức vụ.

ĐB Dung đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Nhiều người nhà cùng làm quan thì liệu trong công việc có công tâm khách quan không? Ai là người kiểm tra, đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của những người này? Nếu dòng họ đó không có người giữ trọng trách cao thì những người nhà có được bổ nhiệm vào các vị trí đó? Để rồi có đến một nửa biên chế là anh em, con cháu trong dòng họ”.

Theo ĐBQH Trần Thị Dung, cần nhận diện rõ tình trạng cả họ làm quan cũng chính là nhận diện rõ hành vi tham nhũng vặt của cán bộ công chức, để có biện pháp xử lý.

ĐBQH Trần Thị Dung nhận định:“Nếu kéo dài thì việc cả họ làm quan sẽ phát sinh tình trạng “tổ đảng nhà ta, chi bộ nhà ta”

Bà Dung nhận định: “Nếu kéo dài thì việc cả họ làm quan sẽ phát sinh tình trạng “tổ đảng nhà ta, chi bộ nhà ta” và sẽ kéo theo sự phân công, chia chác quyền lực, không tránh khỏi tình trạng mất tập trung dân chủ gây mất đoàn kết, bè phái phái cục bộ, tranh chức tranh quyền giữa các dòng họ”.

Đại biểu Trần Thị Dung còn cho rằng, tình trạng “cả họ làm quan” còn dẫn đến hệ lụy, thiếu dân chủ trong chỉ đạo điều hành. Đại biểu Dung nhận định tuy đây là tham nhũng vặt nhưng tác hại khôn lường, làm hư hỏng nền công vụ, cải cách hành chính trì trệ ngay từ cơ sở, người dân không mấy tin tưởng vào lãnh đạo.

ĐBQH Trần Thị Dung lấy dẫn chứng: “Khi có dự án đầu tư cho xã thì 'trâu bò dê gà đi lạc vào nhà lãnh đạo', hộ nghèo được hỗ trợ tiền làm nhà thì thành kín cổng cao tường, ra khoá vào mở. Dịp lễ tết hoặc trong xã có thiên tai bão lũ, bị thiệt hại, được nhân dân cả nước cứu trợ thì danh sách hàng đầu lại là vợ con, dòng họ của cán bộ, công chức rồi mới đến người dân”.

Chạy chức mất tiền, khi có quyền thì tham nhũng thu lại

Liên quan tới công tác bổ nhiệm cán bộ, phát biểu tại hội trường, ĐBQH Nguyễn Mai Bộ (đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng an ninh của QH đặt câu hỏi: “Có hay không có tham nhũng trong bổ nhiệm công chức? Nếu có thì báo cáo chưa đầy đủ, còn nếu không, sao lại đúng quy trình mà người có tài có đức không được bổ nhiệm, người kém lại được trao quyền?”.

Theo ông Bộ, thực tế có tình trạng trên, vì theo nguyên lý “không có lửa không có khói”. “Dân gian kết luận: Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ - hẳn là có lý”.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ cảnh báo về thế hệ tham nhũng thứ 2 xuất hiện

Ông Bộ cũng cho rằng, nạn chạy chức chạy quyền là 1 trong 6 bất an của xã hội. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, ngoài vấn nạn 4 vần “ệ” kể trên thì quy định về công chức còn thiếu chặt chẽ nên tham nhũng trong công tác là có.

Theo ông Bộ, việc “phòng chống tham nhũng trong trường hợp này rất khó, vì hành vi nhận và đưa. Cả người nhận và đưa đều không bao giờ tự khai báo, mà người thứ 3 không có chứng cứ hoặc có mà không đủ”.

Ông Nguyễn Mai Bộ cảnh báo, nếu không chống tham nhũng thì hệ quả sẽ tạo ra đội ngũ cán bộ là “rất đau lòng”, đội ngũ cán bộ yếu kém. Đặc biệt sẽ tạo ra thế hệ tham nhũng thứ 2 xuất hiện. Bởi theo đại biểu, khi chạy mất tiền đến khi có quyền thì tính bài thu lại, và không cách nào khác là tham nhũng.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thảo luận tại Quốc hội: Chạy chức mất tiền, khi có quyền thì tham nhũng thu lại