BBC ngày 25.5 đưa tin, trong một cuộc nói chuyện tại Trường chính trị Kennedy thuộc Đại học Harvard, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng, giới chính trị truyền thống Mỹ muốn tạo được ảnh hưởng với chính quyền Donald Trump thì nên học người Nga và cụ thể là học tiếng Nga.

Thấy gì khi cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi học tiếng Nga?

01/06/2017, 11:10

BBC ngày 25.5 đưa tin, trong một cuộc nói chuyện tại Trường chính trị Kennedy thuộc Đại học Harvard, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng, giới chính trị truyền thống Mỹ muốn tạo được ảnh hưởng với chính quyền Donald Trump thì nên học người Nga và cụ thể là học tiếng Nga.

Chính quyền Putin có cơ chế tác động vào đời sống chính trị Mỹ?

Ông John Kerry cho biết ông thường tự hỏi người Nga có bí mật gì mà thực sự có thể tác động lên chính quyền mới tại Mỹ như vậy? Và gần đây thì ông Kerry đã vỡ ra rằng muốn hiểu được và làm được như người Nga thì tốt hơn hết là phải học tiếng Nga. Ông Kerry đã mua tài liệu để học tiếng Nga.

Vị Ngoại trưởng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama là một trong những nhà chính trị chỉ trích mạnh mẽ nhất sự can thiệp của Kremlin đối với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ mà đã mang lại chiến thắng cho ông Donald Trump.

Cựu Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ này cũng từng là người ủng hộ mạnh mẽ việc điều tra về sự liên hệ giữa ông Donald Trump và ê kíp của ông với yếu tố Nga, mà cho đến nay vẫn chưa thể có kết luận chính xác.

Tuy nhiên, là chính trị gia nổi tiếng nước Mỹ, cũng như nhiều nhân vật khác trong giới chính trị truyền thống Mỹ, ông Kerry vẫn luôn đặt câu hỏi là tại sao “yếu tố Nga” lại có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống chính trị tại Mỹ.

Có thể thấy rằng, chính quyền Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin là thực thể chính trị độc nhất vô nhị có thể khiến chính trường Mỹ nghiêng ngả, đời sống chính trị Mỹ có nhiều sóng gió như vậy.

Cựu Ngoại trưởng John Kerry là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ việc Kremlin tác động vào đời sống chính trị Mỹ

Gần như tất các nhánh quyền lực của nước Mỹ đều tập trung đi tìm dấu vết, dấu hiệu để chứng minh rằng chính quyền Donald Trump có liên hệ với Nga và Moscow đã có những hành động can thiệp vào các cấu trúc của đời sống chính trị Mỹ và đời sống xã hội Mỹ.

Song, đặt trường hợp là các cơ quan an ninh và tình báo Mỹ, có thể có thêm sự trợ giúp của các đồng nghiệp, tìm ra những chứng cứ chứng minh có liên hệ giữa “yếu tố Nga” với ê kíp của ông Donald Trump, thì điều đó cũng không thể giải quyết được vấn đề nhức nhối : “yếu tố Nga” gây ảnh hưởng như thế nào tới đời sống chính trị Mỹ?

Bởi dù có hàng chục, thậm chí hàng trăm lần gặp gỡ hay liên lạc trao đổi qua các kênh thông tin khác nhau thì điều đó cũng không thể giúp cho Kremlin tác động mạnh mẽ như vậy được. Như vậy chứng tỏ phải có cơ chế tác động từ Moscow.

Cơ chế tác động sẽ không phụ thuộc vào con người cụ thể, phương tiện cụ thể, cách thức cụ thể, thậm chí không tác động trực tiếp để có thể tìm ra dấu vết, nhân chứng hay vật chứng, nhưng hiệu ứng của nó thì rất mạnh mẽ.

Và theo như nhận định của cựu Ngoại trưởng John Kerry thì đó mới là vấn đề lớn, đồng thời cũng là điều mà người Mỹ cần xác định và tìm biện pháp hoá giải. Người Mỹ không nên chỉ tập trung đi tìm dấu vết nhằm xác minh Kremlin có tác động vào các cấu trúc quyền lực của nước Mỹ, để rồi kết quả là nước Mỹ rối loạn, cho dù có xác minh được “mối liên hệ Nga” hay không.

Mỹ cần điều chỉnh lại tương quan giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm?

Có thể thấy rằng, trong 4 yếu tố nền tảng cấu thành sức mạnh quốc gia là thể chế chính trị, chủ quyền quốc gia, cộng đồng dân tộc và văn hoá dân tộc, thì dường như người Mỹ chỉ chú ý đến hai yếu tố gắn liền với sức mạnh cứng - quyền lực nhà nước - là thể chế chính trị và chủ quyền quốc gia.

Khi tác động tới những thực thể khác, điều đó được biến hoá thành “cây gậy Mỹ” và “củ cà rốt của Washington”, qua việc tạo sự phụ thuộc của đối phương vào lợi ích Mỹ, từ đó đưa đối phương lệ thuộc vào sức mạnh Mỹ.

Hàng loạt những bàn cờ chính trị mới được người Mỹ sắp đặt lại nhờ hiệu quả trong khai thác công hiệu từ “cây gậy Mỹ” và “củ cà rốt của Washington”, từ đó khiến người Mỹ chủ quan, rồi tuyệt đối hoá sức mạnh cứng – sức mạnh nhà nước.

Và khi bị các thực thể khác tác động ngược trở lại đối với nước Mỹ thì có vẻ như Washington cũng luôn nhìn nhận đối phương tác động vào thể chế chính trị, chủ quyền quốc gia - yếu tố tạo nên sức mạnh cứng trong cấu thành sức mạnh quốc gia - nên chỉ tìm cách hoá giải bằng sức mạnh cứng.

Có thể nhận diện dường như người Mỹ đã xem nhẹ các yếu tố gắn liền với sức mạnh mềm là cộng đồng dân tộc và văn hoá dân tộc.

Các bàn cờ chính trị mà Mỹ và các đồng minh sắp đặt lại tại Kosovo, Afghanistan, Iraq, Libya thời hậu Chiến tranh Lạnh cho thấy Washington quá chủ trọng đến chủ quyền quốc gia và thể chế chính trị.

Quá chú trọng vào sức mạnh cứng khiến nước Mỹ có thể mất đồng minh khi "cây gậy và củ cà rốt" không có tỷ lệ tương đồng

Nhưng làm sao có một chính thể ổn định và vững mạnh được xây dựng trên nền tảng một xã hội bất ổn, một cộng đồng dân tộc xâu xé, một nền văn hoá không bản sắc.

Và đó cũng là lý do mà có rất nhiều kẻ cầm tiền của Mỹ, nhận viện trợ của Mỹ nhưng vẫn xem Mỹ là kẻ thù. Hay lợi ích Mỹ giảm đi một chút là có thể có đối tác buông Mỹ hoặc sức mạnh Mỹ có áp đặt nặng thêm một chút là có thể có đồng minh quay lại chống Mỹ.

Đó được xem là lỗ hổng với chiến lược của nước Mỹ nhưng lại là cơ hội cho các đối thủ khi chọn tác động vào nước Mỹ và có thể khiến Mỹ có thể phải nhận những đòn hồi mã thương nguy hại.

Mỹ có sức mạnh của một thể chế chính trị vững chắc ổn định qua hàng trăm năm với một bản Hiếp pháp không sửa đổi, với một cấu trúc quyền lực tam quyền phân lập được xem là đỉnh cao của lịch sử nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Mỹ có sức mạnh của cường quốc số 1 thế giới, không những đủ sức bảo vệ chủ quyền của quốc gia, mà còn có thể giúp bảo vệ chủ quyền cho nhiều quốc gia khác, vì vậy nước Mỹ không dễ bị tác động bởi các yếu tồ cấu thành sức mạnh cứng từ các thực thể khác.

Do vậy các đối thủ chỉ có chọn tấn công vào các yếu tố tạo nên sức mạnh mềm trong cấu thành sức mạnh quốc gia của nước Mỹ. Và nếu có tác động, thì nước Nga của Putin cũng tác động từ yếu tố này với những cơ chế đặc biệt.

Mà các yếu tố cấu thành sức mạnh mềm là gắn liền với ngôn ngữ và giao tiếp. Vi vậy cựu Ngoại trưởng John Kerry cho rằng người Mỹ muốn tác động hiệu quả lên chính phủ Mỹ thì cần phải học tiếng Nga để hiểu văn hoá Nga. Từ đó người Mỹ mới xác định được cơ chế mà Kremlin đã xây dựng để tác động vào đời sống chính trị Mỹ như thế nào và sẽ tìm ra cách hoá giải phù hợp.

Ngọc Viêt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thấy gì khi cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi học tiếng Nga?