TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho hay, thế giới nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm, dám chơi với các gã khổng lồ khi liên tiếp ký kết 15 FTA lớn.

'Thế giới nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm'

Một Thế Giới | 15/09/2015, 14:30

TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho hay, thế giới nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm, dám chơi với các gã khổng lồ khi liên tiếp ký kết 15 FTA lớn.

Thế giới nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm
Trong tọa đàm “Kết nối Ngân hàng và Doanh nghiệp xuất khẩu – Đón bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do ngày 14.9, những bất cập đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được giới chuyên gia đưa lên bàn “mổ xẻ”.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho hay, với 5 FTA mới kí thêm sẽ giúp Việt Nam có một cơ cấu thị trường cân bằng hơn, giảm phụ thuộc thị trường Đông Á. 
Bởi 5 FTA đàm phán thêm đều với các đối tác có cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu bổ sung với nước ta chứ ít cạnh tranh. Lợi ích thu được trong các FTA này cao hơn so với những nước có cơ cấu hàng hóa xnk cạnh tranh với nhau.
“Số lượng FTA nhiều hay ít không quan trọng mà quan trọng là lợi ích mang lại lớn hay nhỏ” – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương lại cho hay, các nước nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm, dám chơi với các gã khổng lồ khi liên tiếp ký kết 15 FTA lớn.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam có năng lực cạnh tranh rất yếu, nguy cơ tiềm tàng mất thị trường nội địa là khá lớn. Đương đầu với các đối thủ sừng sỏ, nếu không cẩn trọng sẽ từ “dũng cảm” thành “liều lĩnh”.

Còn theo ông Trần Thanh Hải – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu trong nước là quy mô vốn nhỏ, hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, năng lực quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ. Sản lượng, giá trị chủ yếu dựa vào giá lao động rẻ và quy mô sản xuất, ít dựa vào giá trị gia tăng trên đầu sản phẩm, không có liên kết chuỗi, dễ đổ vỡ trước biến động của thị trường.

Hơn nữa, cũng theo ông Hải, doanh nghiệp Việt còn chịu không ít thách thức từ cạnh tranh, hấp thụ ưu đãi, thiếu doanh nghiệp chủ lực, phụ thuộc thị trường ngoài…
Chính sách hỗ trợ thiếu minh bạch, bình đẳng

Bên cạnh đó, khó khăn cho doanh nghiệp còn đến từ chính sách. Bà Hoàng Thị Tư – Hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp – Ban Kinh tế Trung ương chỉ ra nhiều hạn chế về chính sách Nhà nước đối với doanh nghiệp.

Theo bà Tư, khung pháp lý về hỗ trợ DNNVV còn chung chung, chủ yếu mang tính định hướng, thiếu minh bạch, chưa tạo được sự bình đẳng cho doanh nghiệp tiếp cận. Chính sách hỗ trợ manh mún, ưu đãi nhỏ lẻ, không tạo được đột phá, chưa chú ý tới đặc tính về quy mô nhỏ và cực nhỏ của doanh nghiệp Việt.

Bà Tư cũng cho rằng, hệ thống chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh còn tản mát, mục tiêu thiếu nhất quán, thiếu cơ bản và không cụ thể. Hơn 80% các chính sách hỗ trợ DNNVV không có sự đánh giá kết quả hỗ trợ, thiếu tiêu chí đánh giá tác động. Đa số các chính sách hỗ trợ khi triển khai đều gặp vướng mắc.

Nói thêm, vị đại diện của Ban Kinh tế trung ương cho hay, hỗ trợ về thị trường kém hiệu quả, chính sách khó thực hiện, không có cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm theo chuỗi, các Bộ, ngành chịu trách nhiệm chung chung. Chính sách hỗ trợ không đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp, tiến độ thực hiện chậm, hiệu quả thấp, chưa chú trọng đến vai trò của các doanh nghiệp lớn.

Theo ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), các DNNVV phải chủ động, nhìn nhận được thời cơ.

“Việc đón thời cơ không có công thức chung. Trên cơ sở nắm bắt thông tin về các FTA, doanh nghiệp xác định lợi thế và thách thưc cụ thể đối với lĩnh vực kinh doanh của mình. Sau đó xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, khai thác tối đa lợi thế, giảm thiểu thách thức, nâng cao sức cạnh tranh” – ông Thái cho hay.

Bên cạnh đó, theo ông Trần Hoài Nam – Trưởng phòng khách hàng DNNVV Vietinbank, việc vượt qua các hàng rào phi thuế quan thực sự là một thách thức đối với các DNNVV.

“Do nguồn lực đầu tư, đổi mới kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh kiểm dịch, đóng gói, bao bì, khả năng truy soát nguồn gốc, các tiêu chuẩn liên quan đến sức khỏe và đời sống con người do EU, Nhật Bản, Mỹ… đặt ra khiến các DNNVV không dễ dàng xâm nhập thị trường này” – ông Nam cho hay.

Hoàng Long


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Thế giới nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm'