Bản tin lúc 18h chiều 4.8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 18 ca mắc mới, trong đó có 17 ca liên quan đến BV Đà Nẵng, 1 ca bệnh nhập cảnh từ Guinea được cách ly ngay

Thêm 18 ca nhiễm COVID-19, trong đó 17 ca liên quan đến BV Đà Nẵng

04/08/2020, 18:03

Bản tin lúc 18h chiều 4.8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 18 ca mắc mới, trong đó có 17 ca liên quan đến BV Đà Nẵng, 1 ca bệnh nhập cảnh từ Guinea được cách ly ngay

CA BỆNH 653 - 668: tại Đà Nẵng, độ tuổi từ 8-93, trong đó:

- 8 ca là F1, đã được cách ly tập trung.

- 5 người nhà chăm sóc tại BV Đà Nẵng

- 1 Nhân viên y tế tại BVPhụ sản - Nhi Đà Nẵng

- 1 ca là BN điều trị tại BV Đà Nẵng

- 1 ca ở quận Cẩm Lệ (là bảo vệ bến xe TT Đà Nẵng, bệnh nhân khám ngoại trú BV Gia Đình).

CA BỆNH 669: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, có địa chỉ tại P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, liên quan Bệnh viện Đà Nẵng, là bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, thăm người thân tại Khoa Nội, BV Đà Nẵng, tiếp xúc gần BN 510.

Hiện bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại BV Phổi Đồng Nai.

CA BỆNH 670: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, có địa chỉ tại Thành trực, Thạch Thành, Thanh Hóa.

Ngày 29.7, bệnh nhân từ Guinea Xích đạo về Sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN6 (trước đó đã ghi nhận 20 ca dương tính trên chuyến bay này; được cách ly, điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TW ngay sau nhập cảnh).

Kết quả xét nghiệm lần 2 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Như vậy, tính đến 18h ngày 4.8, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 670 ca mắc COVID-19, trong đó 308 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25.7 đến nay: ghi nhận 222 ca.

- Tính từ 6h ngày 4.8 đến 18h ngày 4.8: ghi nhận thêm 18 ca mắc mới.

Về số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 133.279, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 1.258

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 20.427

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 111.594

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị -Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 374/670 ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam được công bố khỏi bệnh, chiếm 57,4% tổng số ca bệnh.

Tính đến chiều ngày 4.8, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 21 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 251 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19.

Số trường hợp tử vong: 08 ca

Những ngày qua, Bộ Y tế đã triển khai mạnh mẽ mọi biện pháp. Tập trung tối đa nhân lực, phương tiện vào Đà Nẵng, lập bộ phận thường trực đặc biệt,… tập trung chống dịch nhằm nhanh chóng kiểm soát được tình hình, giảm thiểu tối đa tử vong,… Để thực hiện được điều này, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, phải thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ cùng với ngành y tế, các địa phương và lực lượng khác cũng phải đồng hành vào cuộc.

Tính đến 14h00 ngày 4/8/2020, theo thống kê của worldometers.info:

- Thế giới: 18.447.759 người mắc; 697.245 người tử vong; 11.680.369 người bình phục.

- 215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 162/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh. Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, hiện có 9 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần và 12 bệnh nhân có xét nghiệm 2 lần với virus SARS-CoV-2.

Tình hình điều trị ca bệnh COVID-19

- Hiện có khoảng 13 trường hợp mắc COVID-19 trong tình trạng rất nặng, nguy kịch, trong đó điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế 7 ca, điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng 6 ca.

- Sáng 4.8, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca tử vong (BN426, BN496) vì suy thận mạn giai đoạn cuối và mắc COVID-19. Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay còn một số bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ tử vong cao trong thời gian sắp tới do bệnh lý nền nặng và tuổi cao. Mọi diễn biến của bệnh nhân đều được theo dõi sát và được điều hành qua Trung tâm quản lý điều hành hỗ trợ trực tuyến chẩn đoán và điều trị COVID-19 đặt tại Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế).

- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã cử đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn cao nhất trên nhiều lĩnh vực từ điều trị hồi sức, thận nhân tạo, tim mạch, từ các BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh... đến tăng cường hỗ trợ cho Đà Nẵng (Riêng BV Bạch Mai đã cử gần 40 giáo sư, bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ cho Đà Nẵng). Cùng với đó, đã tổ chức 6 cuộc hội chẩn trực tuyến quốc gia cho công tác điều trị bệnh nhân.

Tiếp tục chi viện, tiếp sức cho y tế địa phương

- Trước diễn biến của dịch bệnh ở một số địa phương miền Trung, nhất là ở nhóm bệnh nhân nặng, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cử đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cử chuyên gia về hồi sức tích cực đến hỗ trợ Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, cán bộ xét nghiệm hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

- Sáng nay 4.8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng đã đi kiểm tra công tác sẵn sàng điều trị và thu dung bệnh nhân tại Bệnh viện Quân Y 17, Cục Hậu cần, Quân khu V. Đồng thời kiểm tra công tác sẵn sàng tiếp đón bệnh nhân của BV Đà Nẵng âm tính với SARS-CoV-2 tại BVĐK Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, “chia lửa” cho Bệnh viện Đà Nẵng.

- Bộ Y tế cũng đã có Công điện về tăng cường quyết liệt phòng chống và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh. Công điện gửi Sở Y tế các địa phương về tăng cường phòng chống dịch cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Công văn về việc chăm sóc, theo dõi và xử trí phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19, trước thực tế có 2 thai phụ vừa được phát hiện mắc COVID-19....

- Bộ Y tế giao các đơn vị Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ ngành Y tế Hà Nội thực hiện việc xét nghiệm COVID-19 trong giai đoạn trước mắt.

- Tiếp tục huy động, cử cán bộ y tế từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM hỗ trợ đào tạo và trực tiếp tham gia điều trị người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam...

- Theo các chuyên gia y tế, điểm nổi bật trong công tác phòng chống dịch những ngày qua là chúng ta đang dồn lực để xử lý những điểm nóng, tuy nhiên cần hết sức chú ý đến nền dự phòng bởi mỗi người dân là 1 chiến sĩ chống dịch, nhưng hiện nhiều người có biểu hiện chủ quan. Do vậy, chúng ta cần nâng mức đề phòng của toàn xã hội. Mỗi người dân đều phải chủ động phòng dịch, thay vì thụ động, xảy ra cái gì làm cái đó.

Thêm một số địa phương cấm tụ tập đông người, thực hiện cách ly xã hội

- Đồng Nai sẽ tạm ngưng các hoạt động côg cộng, trường học, bệnh viện, công sở… từ lúc 0 giờ ngày 4/8/2020 cho đến khi có thông báo mới. Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc.

Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ được hoạt động phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; Bố trí đầy đủ dụng cụ, phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm khoảng cách khi tiếp xúc. Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động theo hướng dẫn của ngành y tế...

Hạn chế hội họp không cần thiết; đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng. Tạm ngưng tổ chức các hoạt động nghi lễ tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

- Tại Hà Nội: UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức tuyên truyền tại phố đi bộ để người dân thực hiện đúng qui định về việc giữ khoảng cách. Tạm dừng tổ chức các lễ hội và các hoạt động tập trung đông người tại khu vực phố đi bộ.

Thành lập các đoàn kiểm tra đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19. Hạn chế tối đa sự lây lan trong cộng đồng, các cơ sở y tế, khu cách li tập trung, phát hiện nhanh, xử lí kịp thời các trường hợp có dấu hiệu của COVID-19...

- TP.HCM: Tái lập các chốt kiểm soát; xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng. Việc cần làm ngay lúc này là ngăn chặn từ xa để phòng ngừa, phải thực hiện quyết liệt ba giải pháp chính là: Đeo khẩu trang; áp dụng các tiêu chí sản xuất, kinh doanh an toàn; ngăn chặn nhập khẩu trái phép...

Theo SK&ĐS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
một giờ trước Thị trường và chính sách
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm 18 ca nhiễm COVID-19, trong đó 17 ca liên quan đến BV Đà Nẵng