Trong 9 tháng qua, ngân sách nhà nước đã chi 29.100 tỉ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Thu ngân sách 9 tháng ước đạt 80,2% dự toán, ưu tiên chi cho phòng chống dịch

Tuyết Nhung | 02/10/2021, 05:00

Trong 9 tháng qua, ngân sách nhà nước đã chi 29.100 tỉ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Theo báo cáo của Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), thu ngân sách 9 tháng qua ước tính đạt 80,2% dự toán. Trong đó, có 55 địa phương thu nội địa 9 tháng đạt trên 73% dự toán; 46 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, một số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15%; 8 địa phương có tiến độ thu dự toán đạt thấp.

vac-xin-covid-19.png
Các lô vắc xin về Việt Nam - Ảnh: TN

Vụ Ngân sách nhà nước cho biết, 9 tháng qua, cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Ước tính 9 tháng, ngân sách đã chi 29.100 tỉ đồng cho phòng chống dịch (19.700 tỉ đồng) và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (9.400 tỉ đồng). Trong đó, Trung ương đã chi 16.350 tỉ đồng để mua vắc xin, chi cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ các địa phương.

Các địa phương đã chi từ ngân sách địa phương là 12.740 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất Quỹ vắc xin phòng COVID-19 là 5.200 tỉ đồng để mua vắc xin.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1644/QĐ-TTg ngày 30.9.2021 về kinh phí mua, vận chuyển và tiếp nhận 5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Abdala do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất.

Cũng trong ngày 30.9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị bổ sung dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 số tiền 14.620 tỉ đồng từ nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2021 để chi cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Số tiền này bao gồm: kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2021 là 7.420 tỉ đồng, trong đó cắt giảm kinh phí thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu năm 2021 là 4.960 tỉ đồng; tiết kiệm 50% kinh phí hội nghị, công tác phí, 10% chi thường xuyên khác còn lại và cắt giảm dự toán chi thường xuyên năm 2021 đã giao các Bộ, cơ quan trung ương là 2.460 tỉ đồng.

Ngoài ra, việc bổ sung dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 còn được thiết lập từ việc giảm chi trả nợ lãi so với dự toán của ngân sách trung ương năm 2021 là 4.200 tỉ đồng; Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9.4.2020 của Chính phủ được chuyển nguồn sang năm 2021 là 4.540 tỉ đồng, trong đó sử dụng để tiếp tục hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách là 1.540 tỉ đồng và cắt giảm kinh phí còn dư là 3.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ tài chính đã xuất cấp vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho công tác phòng chống dịch và 80.000 tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ cho nhân dân trong dịp Tết, giáp hạt đầu năm và một số địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bài liên quan
Hàng chục triệu trái tim cùng hướng về đêm hòa nhạc đặc biệt ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19
Đêm hòa nhạc giao hưởng trực tuyến nhằm kêu gọi ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 đã diễn ra lúc 20 giờ 15 tối 27.6 và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, đồng thời livestream trên nhiều kênh truyền thông lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thu ngân sách 9 tháng ước đạt 80,2% dự toán, ưu tiên chi cho phòng chống dịch