Để kiềm chế sốt xuất huyết rất cần đến đội ngũ bác sĩ để tuyên truyền. Bây giờ người dân nghe bác sĩ là chủ yếu. Do đó, nên tổ chức cho bác sĩ tuyên truyền, vận động người dân về phòng chống sốt xuất huyết.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn lên tiếng trước tình trạng sốt xuất huyết tại TP.HCM

Hồ Quang | 27/06/2022, 14:19

Để kiềm chế sốt xuất huyết rất cần đến đội ngũ bác sĩ để tuyên truyền. Bây giờ người dân nghe bác sĩ là chủ yếu. Do đó, nên tổ chức cho bác sĩ tuyên truyền, vận động người dân về phòng chống sốt xuất huyết.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã nhấn mạnh như thế tại buổi kiểm tra công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue tại TP.HCM vào sáng 27.6.

Trong những ngày qua, tình hình sốt xuất huyết Dengue tại TP.HCM diễn biến phức tạp; số ca mắc, nhập viện và tử vong do sốt xuất huyết liên tục tăng. Trước tình hình đó, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện quận 8, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

ttson.png
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác thu dung, điều trị sốt xuất huyết tại TP.HCM vào sáng nay (27.6) - Ảnh: P.V

Thứ trưởng Sơn đánh giá cao công tác chỉ đạo của TP.HCM trong việc thu dung, điều trị sốt xuất huyết và cho biết, dịch sốt xuất huyết thường xảy ra chu kỳ, từ 3 đến 4 năm/lần. Gần đây nhất, dịch sốt xuất huyết xuất hiện vào năm 2019. Như vậy, đến nay cũng đã 3 năm. “Rất may mắn, khi chúng ta đương đầu với dịch COVID-19 thì sốt xuất huyết lắng đi, đến nay khi đã kiểm soát tương đối tốt dịch COVID-19 thì mới xuất hiện sốt xuất huyết”, Thứ trưởng Sơn nói.

Theo ông Sơn, trong 3 tuần gần đây, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng nhanh so với những tuần trước đó. Đến tuần 25 vừa qua, cả nước có thêm hơn 10.000 ca, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam. Riêng số lượng bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết cũng tăng nhanh, nếu như ở tuần trước chỉ có 30 ca, thì tuần này đã lên đến 42 ca, trong đó TP.HCM là 10 ca.

Ông Sơn dự báo khi những cơn mưa tiếp tục diễn ra trên địa bàn TP cùng với việc lơ là tổ chức vệ sinh (nhằm hạn chế phát sinh lăng quăng) và diệt lăng quăng, muỗi thì nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát sẽ rất cao.

“Việc kiềm chế sốt xuất huyết rất cần đến đội ngũ bác sĩ để tuyên truyền. Bây giờ người dân nghe bác sĩ là chủ yếu. Do đó, nên tổ chức cho bác sĩ tuyên truyền, vận động người dân về phòng chống sốt xuất huyết, trong đó thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng các bác sĩ giúp người dân nắm bắt cách phòng chống sốt xuất huyết. Nhiều bác sĩ làm việc ở các bệnh viện cũng mở phòng khám, phòng mạch. Trong quá trình khám, chữa bệnh cho bệnh nhân nên tuyên truyền hướng dẫn về phòng chống sốt xuất huyết”, ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Sơn cũng cho biết, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn cho tất cả các cơ sở y tế trên cả nước về phòng chống sốt xuất huyết. Sau khi trải qua đợt dịch COVID-19, các anh em nhân viên y tế đã chắc tay trong điều trị COVID-19, nhưng điều trị sốt xuất huyết là một vấn đề khác.

Vấn đề quan trọng làm sao giúp bác sĩ từ các bệnh viện đến phòng khám đa khoa, phòng mạch biết được dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết Dengue. Nếu chúng ta biết trước sẽ điều trị sớm, theo dõi sớm người bệnh. “Chúng ta phải tổ chức tập huấn ngay cho các các nhân viên y tế để làm sao hạn chế đến mức thấp nhất bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tử vong”, ông Sơn nói.

Ông Sơn đề nghị Cục quản lý khám chữa bệnh tăng cường phổ biến, tuyên truyền những tài liệu cho các đơn vị điều trị trên địa bàn TP.HCM; đồng thời, bổ sung thêm trong tài liệu, triệu chứng như thế nào là COVID-19, sốt xuất huyết Dengue.

thu-truong-bo-y-te-de-kiem-che-sot-xuat-huyet-rat-can-den-doi-ngu-bac0si-tuyen-tuyen-hinh-anh(1).png
Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM - Ảnh: P.V

Về công tác thu dung điều trị, ông Sơn cho biết, dù hiện nay các cơ sở thu dung, điều trị sốt xuất huyết ở tuyến trên chưa rơi vào tình trạng quá tải nặng nề, nhưng các cơ sở tuyến dưới phải tăng cường thu dung, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết thông thường và có sự cảnh báo, chỉ trường hợp nặng mới chuyển tuyến để giảm bớt quá tải cho tuyến trên.

Bên cạnh đó, các cơ sở thu dung, điều trị cần đánh giá chính xác triệu chứng giữa COVID-19 và sốt xuất huyết Dengue; tổ chức các nhóm hội chẩn qua facebook, zalo để chia sẻ kinh nghiệm giúp các bác sĩ trẻ có điều kiện học tập; tăng cường năng lực trong điều trị và tạo điều kiện cho các bác sĩ lớn tuổi chia sẻ kinh nghiệm nhằm phục vụ cho người bệnh tốt hơn…

Đối với thuốc và các phương tiện điều trị, cần có sự chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo yêu cầu điều trị cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, ông Sơn cũng lưu ý rằng, đối với sốt xuất huyết việc điều trị chỉ là phần chìm của tảng băng, điều quan trọng là phải tổ chức công tác tuyên truyền, đặc biệt là hành động từ mỗi người dân, hộ dân, các cơ sở… Điều này mới giúp chúng ta giảm bớt vắc tơ truyền bệnh. Các địa phương, từ chính quyết đến sở y tế, các cơ sở y tế phải tăng cường các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn lên tiếng trước tình trạng sốt xuất huyết tại TP.HCM