Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, cần lấy môi trường kinh doanh công bằng, lấy doanh nghiệp là nguyên khí của quốc gia. Bộ máy quản lý phải thay đổi cách làm chính sách, trong cách tương tác với người dân và doanh nghiệp.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Hội nhập mà hiệu quả thấp là lỗi của bộ máy quản lý

02/05/2019, 13:01

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, cần lấy môi trường kinh doanh công bằng, lấy doanh nghiệp là nguyên khí của quốc gia. Bộ máy quản lý phải thay đổi cách làm chính sách, trong cách tương tác với người dân và doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Ảnh: VNE

Cơ quan nhà nước đã nỗ lực, nhưng chưa đủ

Chủ đề doanh nghiệp và CPTPP là một trong những nội dung quan trọng của 6 phòng hiến kế thuộc khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 diễn ra sáng ngày 2.5 tại Hà Nội.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết CPTPP là cơ hội đặc biệt, tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh, mở ra cơ hội thuận lợi cho 700.000 doanh nghiệp, hàng trăm nghìn hộ kinh doanh... Dù còn nhiều khó khăn nhưng đây sẽ là động lực, cảm hứng để các doanh nghiệp vượt qua chính mình, hội nhập từ bên trong, cải cách kinh tế Việt Nam sau WTO.

CPTPP mang lại lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Khi thuế quan giảm sẽ tạo lợi thế cho Việt Nam trong cạnh tranh với các nước khác. Khoảng 8.000 - 9.000 sản phẩm dệt may, da giày và sản xuất khác... hưởng lợi từ việc không bị (được giảm) thuế.

Theo ông Lộc, các cơ quan nhà nước đã nỗ lực nhưng chưa đủ, đâu đó còn tình trạng tự làm khó mình với hàng xuất khẩu, tồn tại những hiện tượng bất hợp lý, độc quyền, hay tiền kiểm hàng xuất khẩu; doanh nghiệp chưa nhận được thông tin đầy đủ, vẫn loay hoay tự tìm hiểu.

Còn bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, có ba vấn đề cần quan tâm.

Thứ nhất là vấn đề thông tin. Các hiệp hội với Nhà nước và bộ chưa có mối quan hệ, chia sẻ với nhau đến cùng. Việc tiếp nhận và phổ biến thông tin chưa được sâu sát, nhất là về CPTPP.

"Chúng tôi phát hiện CPTPP có điểm mới rất thuận lợi cho mình. Những doanh nghiệp phi thực phẩm có thể tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau hơn 2 năm làm chương trình tiêu chuẩn, tôi thấy (các nền kinh tế - PV) thế giới có 3 thành phần nhà nước, doanh nghiệp, các nhà sản xuất tổ chức... trong khi khá nhiều ngành của ta lại không tồn tại thực sự 3 thành phần này", bà nói.

Thứ hai là vấn đề tiêu chuẩn. Tâm trạng doanh nghiệp Việt Nam khi làm tiêu chuẩn là đối phó - một tình trạng cần thay đổi.

Cuối cùng là vai trò của hiệp hội. Hiệp hội nếu không đủ hiểu thị trường, không lắng nghe doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ rất thiệt thòi.

Theo Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh, hội nhập mà hiệu quả thấp hay không thấy hiệu quả là lỗi của bộ máy quản lý. Thay đổi tư duy quản lý, chính sách theo hướng mở. Lấy môi trường kinh doanh công bằng, lấy doanh nghiệp là nguyên khí của quốc gia. Bộ máy quản lý phải thay đổi cách làm chính sách, trong cách tương tác với người dân và doanh nghiệp. Phải có các tiêu chuẩn cao về minh bạch, phải đúng quy định của Nhà nước.

Ông Nguyễn Nam Hải - Vụ trưởng Vụ Đánh giá thẩm định và Giám định Công nghệ (Bộ KH-CN) cho rằng, các doanh nghiệp cần nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, áp dụng công nghệ mới, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm vào dây chuyền.

Cần tư duy dài thay đổi vị trí của chuỗi cung ứng. Để hướng đến sản xuất vải, để tạo sự hấp dẫn thì năng lực thiết kế, marketing và sáng tạo là thiết yếu. cần quan tâm đến công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, để tránh bị thua thiệt. Ngược lại, nếu yếu về điều này cần hấp thụ từ nước ngoài, tránh vi phạm trong quy định sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp cần được trang bị đầy đủ thông tin sẽ tránh được những rắc rối về hành chính, hình sự...

Kiến nghị 3 kế sách cho ngành dệt may

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định CPTPP là xương sống của ngành dệt may Việt Nam nhưng xương sống không nâng được cả cơ thể vì cần có nền tảng. Ông Giang cho rằng quy hoạch ngành này hiện đã lỗi thời và không được ai đả động đến. Hiệp hội kiến nghị rất nhiều tới Bộ Công Thương và Chính phủ trong thời gian qua.

“Định hướng của Nhà nước trong chiến lược phát triển nguồn lực rất cần thiết. Đặc biệt, ngành dệt may đang thiếu trầm trọng lực lượng kỹ sư ngành hoá nhuộm. Đây là vấn đề sống còn, nếu không có đội ngũ kỹ sư ngành hoá nhuộm thì ngành dệt may nói chung không có điều kiện phát triển”, ông Giang nói.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra 3 kiến nghị. Một là, xây dựng quy hoạch, phát triển ngành dệt may tầm nhìn 2035-2040, đặt vai trò của Chính phủ với các địa phương, các khu công nghiệp, đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm. Thứ hai, Bộ Công Thương phải là trụ cột trong chiến lược xây dựng nền tảng phụ trợ với ngành công nghiệp dệt may da giày.

Thứ ba, cần sự minh bạch để tạo ra nền tảng pháp lý nhưng khi triển khai hiệp định các cơ quan quản lý, địa phương cần thực sự thấm nhuần để ngành phát triển bền vững.

"Nếu chỉ nói đến lợi ích, không nói đến tồn tại và đưa ra giải pháp thì ngành không có điều kiện bứt phá", ông Giang khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cũng cho biết trong 18 năm vừa qua ngành dệt may đạt tốc độ phát triển 15%. Đối với doanh nghiệp, nhiệm vụ sống còn là phải tăng giá trị, phải có vải, chứ không thể mãi dừng lại ở bước gia công.

“Hiện nay trong ngành dệt may tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm đến 70%. Ngành dệt may Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ tạo công việc làm, thúc đẩy xuất khẩu lớn, mà còn tạo ra nhiều thế hệ doanh nhân”, ông Tuấn nói.

Giải đáp vấn đề này, ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết CPTPP đưa ra quy tắc xuất xứ chặt nhưng về lâu dài lại gia tăng giá trị nội địa cho hàng xuất khẩu.

Theo ông Khánh, trong thời gian dài Việt Nam phải đi nhập khẩu sợi, vải. Ngành dệt may xuất khẩu nhiều nhưng chưa đủ lớn đầu tư vào dệt, cần vài trăm triệu USD. Nếu đầu tư như thế mà không có đầu ra, không bán được vải thì sẽ phá sản. Đây là khó khăn lớn.

“Việt Nam cần thị trường lớn để các nhà đầu tư nhìn ra tiềm năng. Cần có mối liên hệ với những người mua hàng ở nước ngoài để họ chỉ định mua hàng của chúng ta", ông Khánh nói.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Hội nhập mà hiệu quả thấp là lỗi của bộ máy quản lý