Theo Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai, khi tăng Thuế bảo vệ môi trường sẽ thực hiện được mục tiêu sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng hàng hoá thân thiện với môi trường như xăng E5, xăng E10, dầu diezel D5, D10…

Thứ trưởng Vũ Thị Mai: Tăng thuế môi trường sẽ thúc đẩy sử dụng xăng E5, E10

Trí Lâm - Trịnh Giang | 03/04/2018, 14:57

Theo Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai, khi tăng Thuế bảo vệ môi trường sẽ thực hiện được mục tiêu sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng hàng hoá thân thiện với môi trường như xăng E5, xăng E10, dầu diezel D5, D10…

Đây là căn cứ chiến lược thuế

Liên quan đến đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳchiều2.4, Thứ trưởngTài chính Vũ Thị Mai cho biết Nghị quyết Thuế bảo vệ môi trường đã được lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành vàđịa phương. Bộ Tài chínhđã tổng hợp ý kiến và xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và theo chương trình sẽ trình Chính phủ nghị quyết này.

Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, việc điều chỉnh tăng thuếtheo phương án tại dự thảo Nghị quyết Thuế bảo vệ môi trườngxuất phát trên cơ sở Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị là cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và theo lộ trình cắt giảm nhập khẩu của các hiệp định thuế quan trong quá trình hội nhập. Một thời Nghị quyết 25 của Quốc hội cũng đã nêu rõ những định hướng trên cơ sở Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị.

“Việc tăng thuế đối với xăng và các sản phẩm cũng là căn cứ vào chiến lược thuế, căn cứ vào chiến lược tăng trưởng xanh, để hạn chế những sản phẩm gây ô nhiễm cho môi trường; đồng thời cũng căn cứ vào nội dung trong luật Thuế bảo vệ môi trường”,Thứ trưởng Mai nói.

Bên cạnh đó, nội dung của việc trình nghị quyết này đã được Ủyban Thường vụ Quốc hội kết luận tại phiên họp khi Chính phủ trình dự án luật. Dự án luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Chính phủ cho lùi lại đến năm 2019.

Về việc thuế bảo vệ môi trường tác động đến chỉ số giá cả, Thứ trưởng Vũ Thị Mainói Bộ Tài chính đã có sự phân tích và đánh giá về tác độngkhi điều chỉnh mức thuế này. Theo đó, nếu như có hiệu lực từ 1.7.2018 thì việc điều chỉnh mức thuế này sẽ làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 7.2018 tăng thêm so với tháng 6.2018 khoảng 0,27-0,29% trong khiCPI bình quân cả năm naysẽ tăng thêmkhoảng 0,11-0,15 điểm phần trăm.

Thứ trưởng Mai còn phân tích, theo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 thì chỉ tiêu tốc độ về tăng giá tiêu dùng bình quân ở mức 4%, như vậy việc tăng Thuế bảo vệ môi trường sẽ giúp thực hiện được mục tiêu sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và cũng góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng hàng hóathân thiện với môi trường như xăng E5, xăng E10, dầu diezel D5, D10, túi ni-lonthân thiện với môi trường… Từ đó dẫn đến việc giảm được rác thải ô nhiễm môi trường, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường.

Bộ Tài chính cần giải trình rõ lý do

Trước đó khi trao đổi riêng với Một Thế Giới,TS. Lê Đăng Doanh đã thẳng thắng phản đối ngay đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính và đề nghị "cần hết sức thận trọng", "nếu có tăng thì phải thấp hơn 4.000 đồng/lít xăng" thìTS. Lưu Bích Hồ -nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) phản ứng có phần "nhẹ nhàng" hơn, khi nói với Một Thế Giới rằng, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ mấy năm nay đã được Bộ Tài chính đề xuất sửa Luật để tăng lên tới 8.000 đồng/lít nhưng còn trong quá trình thảo luận. Và “Nay trong giới hạn của luật hiện hành được đề nghị tăng đến 4.000 đồng là dễ hiểuvì nhu cầu tăng thu ngân sách đang rất lớn và cấp bách, theo tôi là cần thiết”, ôngnói.

Tuy nhiênông Lưu Bích Hồ cũng nhận định tương tự TS. Lê Đăng Doanh rằng việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng với cả doanh nghiệp và người dân. Do đó, việc Bộ Tài chính lấy ý kiến đều cần từ cả người dân và doanh nghiệp. Nên để ý kiến được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các đoàn thể, hiệp hội... Bên cạnh đó, khi lấy ý kiến, Bộ Tài chính cần giải trình rõ lý do, trong đó có vấn đề nguồn thu thuế này được sử dụng như thế nào.

Theo những quy định hiện hành, nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trườngđược hoà chung vào tổng thu ngân sách rồi việc sử dụng thế nào sẽ tùythuộc sự phân bổ theo yêu cầu. Tuy nhiên, chuyên gia Lưu Bích Hồ đề nghị khi giải trình, Bộ Tài chính cũng cần và có thể cung cấp những số liệu đã qua về nguồn thu này và việc sử dụng vào mục đích bảo vệ môi trường như thế nào trên tổng thể, trả lời phần nào những thắc mắc của người dân trong vấn đề này cho rằng thu thuế môi trường nhưng không dùng cho việc bảo vệ môi trường.

“Việc tăng thuế này có tác động chủ yếu là đến tăng giá thành và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Việc chi trả của người dân ảnh hưởng đến cuộc sống trước mắt, còn hiệu quả thể hiện trên sự cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế không thể thấy ngay và cũng không thể thấy rõ được. Chỉ mong rằng Nhà nước thật sự quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả nguồn thu này cho bảo vệ môi trường”, TS. Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.

Chẳng có ý kiến đồng tình nào từ dân?

Liên quan tới Dự thảo Nghị quyết lấy ý kiến đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu lên mức “kịch khung” 4.000 đồng/lít, mới đây, Bộ Tài chính đã có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương cho dự án.

Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết đã nhận được 60 ý kiến tham gia, trong đó có 14 ý kiến của các bộ, ngành; 42 ý kiến của các địa phương; 4 ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác. Trong đó, 40/60 ý kiến phản hồi đã “nhất trí hoàn toàn” việc tăng thuế lên 4.000 đồng/lít xăng.

"Về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí với nội dung của dự thảo Nghị quyết, với 40/60 ý kiến nhất trí hoàn toàn”, Bộ Tài chính khẳng định.

Trí Lâm - Trịnh Giang

Tăng phí bảo vệ môi trường với xăng dầu: Nên hỏi cả người dân

Bộ Tài chính: Đa số ủng hộ tăng thuế môi trường xăng dầu lên 4.000 đồng/lít
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Vũ Thị Mai: Tăng thuế môi trường sẽ thúc đẩy sử dụng xăng E5, E10