Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7.2018. Chính phủ giao Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua.

Thủ tướng chỉ đạo điều tra, xử lý sai phạm tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018

nguyentuyet | 14/08/2018, 11:51

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7.2018. Chính phủ giao Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua.

Nghị quyết 104/NQ-CP nêu rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá cụ thể hiện trạng đầu tư, cải tạo nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch trong trường học trước năm học mới, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Rà soát,xác định rõ những hạn chế, thiếu sót trong công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia,hoàn thiện hệ thống quản trịcủa ngành giáo dục,quy trình kỹ thuật, đồng thời tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và nhân dân, tổ chức tổng kết, nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, bất cập,bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch tất cả các khâu của kỳ thi; phối hợp với Bộ Công an điều tra xử lý nghiêm các vi phạm trong kỳ thi vừa qua".

Một nội dung khác liên quan đến ngành giáo dục là dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Chính phủ thống nhất thông qua đề xuất của Bộ GD-ĐT về bổ sung chính sách nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm theo lộ trình quy định tại dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Đồng thời, thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW (khóa XI).

Chính phủ giao Bộ GD-ĐT tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học về dự án luật này, nhất là việc tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; phối hợp với Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Dân tộc rà soát vấn đề cử tuyển; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội dự án Luật này.

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ GD- ĐT về việc rà soát, sửa đổi các Luật liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học theo hướng một luật sửa nhiều luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai cơ chế tự chủ đại học; bổ sung quy định về Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ có chức năng thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, giám sát các mặt hoạt động của trường đại học, tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, Bộ GD- ĐT tập trung quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng chỉ đạo điều tra, xử lý sai phạm tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018