5 “điểm nghẽn” của nông nghiệp nước ta được hội nghị vạch ra là cơ chế để tăng cường sự liên kết của “6 nhà”; vướng mắc về tích tụ đất đai; hạn chế về trình độ của nông dân; phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; những bất cập trong mối quan hệ định hướng giữa các tổ chức với nông dân trong sản xuất.

Thủ tướng đối thoại trực tiếp với nông dân để gỡ 5 ‘điểm nghẽn’

Nguyên Việt | 10/12/2019, 11:28

5 “điểm nghẽn” của nông nghiệp nước ta được hội nghị vạch ra là cơ chế để tăng cường sự liên kết của “6 nhà”; vướng mắc về tích tụ đất đai; hạn chế về trình độ của nông dân; phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; những bất cập trong mối quan hệ định hướng giữa các tổ chức với nông dân trong sản xuất.

Sáng 10.12, tại TP.Cần Thơ diễn ra Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản”. Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Thành ủy, UBND TP.Cần Thơ tổ chức. Tham dự hội nghị có các đại biểu là lãnh đạo bộ ngành và lãnh đạo địa phương của nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp đang đồng hành cùng nhà nông và hơn 300 nông dân đại diện cho hàng chục triệu hộ nông dân cả nước.

Hội nghị lần này là dịp để Thủ tướng, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, doanh nghiệp trực tiếp lắng nghe những đại biểu nông dân đại diện cho hơn 10 triệu hội viên, nông dân cả nước trao đổi, nói lên những tâm tư, nguyện vọng, nêu lên những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, kiến nghị, hiến kế,đề xuất những giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao đời sống vật chất- tinh thần của nông dân, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Theo Ban tổ chức, trước thềm hội nghị, đã có hơn 2.000 câu hỏi của bà con nông dân cả nước gửi đến Thủ tướng qua nhiều kênh tiếp nhận. Các câu hỏi tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn là tiêu thụ nông sản, sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng nâng cao giá trị, phát triển nền nông nghiệp bền vững. Những vấn đề về đất đai, môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, vốn để phát triển nông nghiệp cũng được đặt ra. Cuối cùng là những câu hỏi về xây dựng Nông thôn mới, giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn.

Những vấn đề được nông dân trao đổi cùng Thủ tướng Chính phủ lần này tập trung vào việc tìm giải pháp tháo gỡ 5 “điểm nghẽn” lớn trong vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn ở nước ta hiện nay. “Điểm nghẽn” thứ nhất là cơ chế để đảm bảo và tăng cường liên kết “6 nhà” (nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - ngân hàng - nhà doanh nghiệp - nhà phân phối) nhằm phát huy tốt nhất nguồn nội lực của các “nhà” này trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

“Điểm nghẽn” thứ hai là những vướng mắc về tích tụđất đai để sản xuất với quy mô lớn,tập trung,chuyên canh. “Điểm nghẽn” thứ ba là những hạn chế về trình độ của người nông dân trong việc tính toán,xây dựng kế hoạch sản xuất, gắn kết với thị trường để tiêu thụ nông sản hàng hóa do mình làm ra. “Điểm nghẽn” thứ tư là tình trạng sản xuất, cung ứng, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, giá cả không ổn định đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, gây nhiều tác hại đến chất lượng an toàn thực phẩm và môi trường.

“Điểm nghẽn” thứ năm là những bất cập trong mối quan hệ định hướng, hỗ trợ giữa tổ chức Hội Nông dân với hội viên và nông dân trong tổ chức sản xuất, xây dựng Nông thôn mới, cải thiện và nâng cao mức sống của nông dân.

Toàn cảnh hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân - Ảnh: Thanh Nguyên

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng bày tỏ mong muốn bà con nêu ra các vấn đề thiết thực như sản xuất sản phẩm giá cao, cạnh tranh không được trong khi hội nhập quốc tế thì sản phẩm nước ngoài vào, làm gì để có sản phẩm tốt, giá thành hạ để bán cho người tiêu dùng trong nước và hướng về xuất khẩu. Nhà nước phải làm gì, người dân phải làm gì? Thủ tướng đặt vấn đề và cho biết, dự đối thoại còn có lãnh đạo của nhiều bộ, ngành, cơ quan liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản như Ngân hàng Nhà nước. Như vấn đề lãi suất làm sao để bà con vay được vốn, bởi trong 6 nhà thì có nhà băng, nhà ngân hàng rất quan trọng.

Như đối với Bộ Tài chính, có trách nhiệm gì trong hỗ trợ một số công việc thuộc phạm vi quản lý cho bà con nông dân. Hay với ngành GTVT, nếu không giảm chi phí logistic, chi phí vận tải thì làm sao cạnh tranh được? Không có khoa học công nghệ, nghiên cứu giống mới, chịu hạn, mặn thì làm sao có thể chống chọi với thiên tai, thời tiết…

“Hiện nay, biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nặng nề, nhất là ở 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Những giải pháp nào có thể phát huy lợi thế của bà con nông dân, đặc biệt là vùng ĐBSCL? Không có khoa học công nghệ, đổi mới giống chịu hạn, chịu mặn, không thay đổi cơ cấu mùa vụ thì làm sao giúp bà con nông dân tháo gỡ khó khăn. Nhà nước quan tâm rồi, nhưng người nông dân phải tự đổi mới. Người nông dân Việt Nam phải đổi mới trong thời kỳ đổi mới đất nước”, Thủ tướng phát biểu mở đầu phiên đối thoại.

Thủ tướng cho rằng tính chủ động của nông dân rất quan trọng, nếu cứ làm bài cũ, sản xuất tràn lan, thâm dụng đất đai, ảnh hưởng đến môi trường, không tự tái cơ cấu thì khó thành công.Thủ tướng bày tỏ mong muốn lắng nghe ý kiến sâu sắc, sát thực của các cấp Hội Nông dân và các bộ, ngành cần tham gia trả lời thẳng thắn, trách nhiệm để từ đó góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong ngành nông nghiệp nước nhà.

Thanh Nguyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng đối thoại trực tiếp với nông dân để gỡ 5 ‘điểm nghẽn’