Chiều 6.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã có mặt kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, xử lý các khó khăn, vướng mắc và động viên, chúc Tết đội ngũ cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường thi công dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và dự án cầu Mỹ Thuận 2.

Thủ tướng lưu ý nhiều vấn đề tại 2 dự án giao thông trọng điểm của ĐBSCL

Nguyên Việt | 06/02/2022, 19:21

Chiều 6.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã có mặt kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, xử lý các khó khăn, vướng mắc và động viên, chúc Tết đội ngũ cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường thi công dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và dự án cầu Mỹ Thuận 2.

Tại dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, Thủ tướng đề nghị tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp là 2 địa phương có dự án đi qua khẩn trương hoàn thành dứt điểm việc giải phóng mặt bằng cho dự án; các bên liên quan phối hợp chặt chẽ để tăng tiến độ 3 tháng và nâng cao chất lượng. Đồng thời, cần rút kinh nghiệm từ việc có quá nhiều nhà thầu thi công trên một tuyến đường ngắn, mất nhiều thời gian làm các thủ tục, khó kiểm soát tiến độ và chất lượng, dễ nảy sinh tiêu cực.

img3298-16441467092351259971071.jpg
Thủ tướng có mặt kiểm tra tại dự án cầu Mỹ Thuận 2  - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về vấn đề vật liệu xây đắp, Thủ tướng giao Bộ TN-MT khẩn trương hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng theo Nghị quyết 60 và Nghị quyết 133 của Chính phủ về giải quyết khó khăn, vướng mắc về vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc; không để các nhà thầu, nhà đầu tư phải mua lại vật liệu qua các khâu trung gian khiến đội giá, chậm tiến độ… Quy trình, thủ tục giao mỏ không đúng thì phải thu hồi. Quy trình, thủ tục đúng, làm đúng nhưng giá vật liệu cao, không hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước và nhân dân thì phải điều chỉnh. Cùng với đó, Bộ TN-MT khẩn trương hướng dẫn, các địa phương khảo sát, bổ sung các mỏ mới; nghiên cứu, tính toán việc sử dụng cả cát biển cho việc san lấp.

Thủ tướng một lần nữa lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư, qua đó giảm được khâu giải phóng mặt bằng, giảm chi phí và thời gian và tạo ra không gian phát triển mới. Đồng thời, các địa phương phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không trông chờ, ỷ lại vào Trung ương trong việc xây dựng các dự án cao tốc.

thu-tuong-6222-16441390316411947363311.jpeg
Thủ tướng chúc Tết, động viên các đơn vị thi công tại 2 dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đến kiểm tra dự án cầu Mỹ Thuận 2, Thủ tướng bày tỏ phấn khởi trước hình hài cây cầu đang hình thành, giúp bà con nhân dân trong vùng thuận tiện hơn nhiều trong việc đi lại thời gian tới. Ông đề nghị các đơn vị không ngừng cải tiến kỹ thuật, thi công "3 ca 4 kíp" để phấn đấu tăng tiến độ 3 tháng, bảo đảm chất lượng và an toàn lao động. Các đơn vị chú ý bảo đảm chế độ, chăm lo đời sống cho công nhân.

Hai dự án trên thuộc dự án tuyến cao tốc phía Đông giai đoạn 2017-2020. Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 22,97km, giai đoạn 1 của dự án được khởi công tháng 1.2021, hoàn thành trong năm 2023, với tổng mức đầu tư khoảng 4.826 tỉ đồng. Dự án do Ban Quản lý Mỹ Thuận thuộc Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

Sau khi tuyến cao tốc này hoàn thành, kết hợp với tuyến TP.HCM - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận và cầu Mỹ Thuận 2, tạo thành tuyến cao tốc hoàn chỉnh từ TP.HCM - Cần Thơ, rút ngắn thời gian di chuyển trên quãng đường này chỉ còn gần 2 tiếng so với 3 - 4 tiếng đồng hồ hiện nay.

Dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn có tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỉ đồng, do Ban Quản lý dự án 7 thuộc Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Đây là cây cầu bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, kết nối 2 tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng lưu ý nhiều vấn đề tại 2 dự án giao thông trọng điểm của ĐBSCL