Sáng 3.1.2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lễ dự công bố quyết định bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) PVN cho ông Trần Sỹ Thanh.

Thủ tướng nhắc tân Chủ tịch PVN bám sát tình hình Biển Đông

Trí Lâm | 03/01/2018, 15:35

Sáng 3.1.2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lễ dự công bố quyết định bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) PVN cho ông Trần Sỹ Thanh.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực, kết quả mà PVN đã đạt được thời gian qua dù phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnhtrong quá trình hoạt động của PVN cũng đã có những vấp váp, trả giá do chủ quan, nóng vội, một số cán bộ sai phạm, bị xử lý hình sự.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. PVN vừa có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị về an ninh - quốc phòng, khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng. Đồng chí Trần Sỹ Thanh đã kinh qua nhiều vị trí công tác sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao”, Thủ tướng nêu.

Thủ tướng đề nghị ông Trần Sỹ Thanh cùng tập thể lãnh đạo PVN tập trung làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công nhân viên, củng cố bộ máy tốt hơn nữa, xây dựng bộ máy tinh gọn. “Phẩm chất cán bộ, ngoài năng lực thì đoàn kết, tập hợp đội ngũ để hoàn thành tốt nhiệm vụ là rất quan trọng”, Thủ tướng nói.

Cùng với đó là việcchỉ đạo thực hiện các giải pháp và điều hành phát triển PVN theo chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 tại Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị, các Quyết định 1748, 1749 của Thủ tướng Chính phủ.

“Các đồng chí mà thất bại thì nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước khó có thể hoàn thànhvì tỷlệ đóng góp của Tập đoàn khá lớn trong cơ cấu GDP, cơ cấu nộp ngân sách”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng yêu cầu PVN và người đứng đầu bám sát tình hình Biển Đông, phối hợp tốt với các cơ quan liên quan để triển khai các dự án dầu khí ở vùng xa trên thềm lục địa Việt Nam, thực hiện tốt nhiệm vụ đóng góp phát triển kinh tế-xã hội song song với việc bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ và khẳng định chủ quyền quốc gia.

Bên cạnh đó là rà soát, cơ cấu lại các nguồn lực; thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017-2020 như đã được phê duyệt. Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 1/2018 đề án tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2017-2020, rà soát cơ cấu lại các nguồn lực, thực hiện cơ cấu sắp xếp, cổ phần hóa, trình Thủ tướng trong quý 1đề án tái cơ cấu tập đoàn, cơ cấu sắp xếp đối với Trường đại học Dầu khí và Viện Dầu khí Việt Nam…

Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung chỉ đạo các dự án trọng điểm quốc gia như dự án Cá voi xanh, khí lô B…, nhất là xử lý các vấn đề liên quan đến dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn theo đúng yêu cầu của Bộ Chính trị, để khắc phục tình trạng dự án bị chậm so với yêu cầu rồi các dự án nâng cấp, mở rộng công suất Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án điện…

“Một loạt dự án có nguy cơ chậm trễ đang chờ Chủ tịch HĐTV mới cùng với Tổng giám đốc, tập thể các đồng chí ở đây thúc đẩy quá trình này. Cái gì đã quy hoạch, đã đầu tư thì tập trung làm đến nơiđến chốn, khắc phục mọi khó khăn, đề xuất cơ chế, chính sách với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính… với Chính phủ để xem xét, xử lý chặt chẽ, đúng pháp luật, tạo điều kiện cho phát triển”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch cũng như Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc PVN chỉ đạo xử lý dứt điểm các tồn tại của 5 dự án yếu kém, thua lỗ kéo dài mà chưa khắc phục xong, gồm nhà máy xơ sợi Đình Vũ, nhà máy đóng tàu Dung Quất và 3 nhà máy nhiên liệu sinh học. Cùng với đó là tiếp tục tiết giảm chi phí, chống lãng phí tiêu cực, tình trạng “sân trước sân sau”, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tân Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh chia sẻkhông phải ông đứng đầu mà muốn đứng cùng, làm cùng, chung tay, sát vai với tập thể cán bộ, công nhân viên tập đoàn để giai đoạn khó khăn của ngành dầu khí khép lại, tiếp tục phát triển hơn nữa, mặc dù thời gian qua có một số cá nhân sai phạm ảnh hưởng đến danh dự của ngành dầu khí.

Theo PVN, khai thác dầu trong nước vượt 10,5% kế hoạch (vượt 1,29 triệu tấn); khai thác khí vượt 3% kế hoạch; sản xuất điện vượt 2,4% kế hoạch; sản xuất xăng dầu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vượt 19,5% kế hoạch; tổng doanh thu vượt 13,8% kế hoạch (tăng 10,1% so với năm 2016); nộp ngân sách nhà nước vượt 30,8% kế hoạch (tương đương vượt 22,9 nghìn tỉđồng, tăng 8% so với năm 2016); lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 31,9 nghìn tỉđồng, hệ số bảo toàn vốn đạt 1,02 lần – bảo đảm an toàn và phát triển vốn...

Hoài Phong
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, chỉ đạo công tác chống hạn tại Ninh Thuận
Trong chương trình công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trước tình hình nắng nóng, hạn hán đang diễn ra gay gắt, trưa 28.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát tình hình nắng hạn tại huyện Ninh Sơn; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng nhắc tân Chủ tịch PVN bám sát tình hình Biển Đông