Trong chuyến công du kéo dài một tuần từ ngày 9 đến 15.1, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ củng cố quan hệ quân sự với Anh và châu Âu, sẽ đề cao tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ.

Thủ tướng Nhật Bản và chuyến thăm châu Âu - Mỹ

Bảo Vĩnh | 09/01/2023, 14:24

Trong chuyến công du kéo dài một tuần từ ngày 9 đến 15.1, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ củng cố quan hệ quân sự với Anh và châu Âu, sẽ đề cao tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ.

kishida-ap.jpg
Thủ tướng Kishida lên đường công du Âu - Mỹ - Ảnh: AP

Đây sẽ là lần đầu tiên Thủ tướng Kishida tới Washington kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 10.2021. Ông Kishida cho biết cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông với Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 13.1 sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, cách hai nước sẽ làm việc chặt chẽ hơn từ những chính sách an ninh, quốc phòng mới của Nhật Bản.

Tại cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, dự kiến hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật sẽ bàn về vấn đề Trung Quốc, chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, cuộc chiến tranh ở Ukraine, các quan chức Nhật Bản cho biết.

Ngoài ra hai bên còn bàn sự hợp tác an ninh kinh tế và chuỗi cung ứng. Tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế - Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã nói chuyện về tầm quan trọng của sự hợp tác để quảng bá, bảo vệ các công nghệ cấp thiết và đang xuất hiện, gồm chất bán dẫn, việc kiểm soát xuất khẩu để giải quyết những mối lo ngại về an ninh và cạnh tranh.

Hồi tháng 12.2022, Nhật Bản đã thông qua các cải cách an ninh - quốc phòng, gồm chuẩn bị “năng lực phản kích” mà qua đó Nhật Bản rời khỏi nguyên tắc chỉ phòng vệ kể từ sau Thế chiến 2. Tokyo giải thích việc chỉ trang bị tên lửa đánh chặn thôi thì chưa đủ để phòng vệ trước những tiến bộ nhanh về vũ khí ở Trung Quốc và Triều Tiên.

Thủ tướng Kishida cho biết ông sẽ giải thích với Tổng thống Biden về chiến lược mới “năng lực phản kích”, qua đó Nhật Bản cũng sẽ củng cố lại khâu phòng thủ ở các đảo phía nam gần Đài Loan, gồm hai đảo Yonaguni và Ishigaki đang xây những căn cứ quân sự mới.

“Chúng tôi sẽ bàn cách đào sâu quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, cách chúng tôi cùng làm việc để đạt một khu vực châu Á - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, ông Kishida nói với đài truyền hình nhà nước NHK, nhằm đề cao một tầm nhìn chung mà Nhật - Mỹ quảng bá để làm đối trọng với tầm ảnh hưởng quân sự - kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trong các chiến lược mới, Nhật Bản lên kế hoạch từ năm 2026 sẽ triển khai tên lửa hành trình tầm xa có thể nhằm vào các mục tiêu ở Trung Quốc, tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng trong vòng 5 năm để đáp ứng tiêu chuẩn chi 2% GDP cho quốc phòng của NATO và cải thiện các năng lực không gian mạng và tình báo.

Các chiến lược mới của Nhật Bản đã nhận được sự ủng hộ của chính phủ Mỹ và một số thành viên Quốc hội Mỹ. Các chuyên gia nói Nhật Bản cũng sẽ mở rộng hợp tác với các đối tác chính trong khu vực là Úc và Hàn Quốc.

Ông Christopher Johnstone (Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược - CSIS) nói việc Nhật Bản chú trọng “năng lực phản kích” và ngân sách quốc phòng sẽ là “một lịch trình táo bạo” cần nhiều sự hợp tác với Mỹ.

Trước cuộc gặp thượng đỉnh Kishida - Biden, Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada của Nhật Bản sẽ bay đến Washington để gặp hai đồng cấp Mỹ Antony Blinken - Lloyd Austin Austin hôm 11.1, sau đó là cuộc nói chuyện giữa hai bộ trưởng quốc phòng ngày 12.1.

Chính phủ Mỹ cũng có chiến lược an ninh mới hồi tháng 10.2022. Nhật - Mỹ cũng đang xem xét khả năng lập một cơ quan chỉ huy chung.

Chặng dừng đầu tiên của ông Kishida là Paris ngày 9.1. Khi nói chuyện với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Kishida sẽ chia sẻ những lo ngại về việc Trung Quốc gia tăng hoạt động ở Nam Thái Bình Dương, đồng thời xác nhận việc tăng cường các cuộc diễn tập quân sự chung.

Trong chuyến thăm, Thủ tướng Kishida cũng sẽ tìm cách tăng cường quan hệ quân sự song phương với Pháp, Anh, Ý và Canada, các quan chức Nhật Bản cho biết.

Việc Nhật Bản cùng Anh và Ý thiết kế, sản xuất dòng chiến đấu cơ F-X nhằm triển khai hoạt động từ năm 2035 cũng sẽ là chủ đề trong chuyến thăm Ý ngày 10.1 và Anh ngày 11.1.

Bài liên quan
Nhật Bản tăng chi quốc phòng ở mức kỷ lục, muốn trang bị tên lửa Tomahawk
Khoản chi quốc phòng năm 2023 của Nhật Bản sẽ tăng 20% so với năm trước, lên mức 6.800 tỉ yên (khoảng 51 tỉ USD).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Nhật Bản và chuyến thăm châu Âu - Mỹ