Ngày 2.10, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường cùng Hà Nội, TP.HCM có giải pháp căn cơ, đồng bộ, rõ ràng hơn để xử lý vấn đề ô nhiễm không khí...

Thủ tướng yêu cầu có giải pháp xử lý ô nhiễm tại Hà Nội và TP.HCM

Trí Lâm | 02/10/2019, 20:14

Ngày 2.10, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường cùng Hà Nội, TP.HCM có giải pháp căn cơ, đồng bộ, rõ ràng hơn để xử lý vấn đề ô nhiễm không khí...

Theo đó, Thủ tướng cho rằng phải tính đến các giải pháp như di dời các nhà máy khỏi nội đô, hạn chế gia tăng phương tiện cá nhân, kiểm soát những xe cũ nát, phát triển hệ thống cây xanh... Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TN-MT phối hợp với TP Hà Nội khắc phục tình trạng ô nhiễm hiện nay, đồng thời bố trí, đặt các trạm quan trắc hợp lý, mang tính đại diện hơn.

Cũng tại phiên họp, phân tích về nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá, một nguyên nhân quan trọng là có quá nhiều phương tiện giao thông cá nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trầm trọng và lượng khí thải từ các phương tiện này rất lớn.

Phó Thủ tướng cho biết, tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội ngày 1.10, Phó Thủ tướng cũng đã chỉ đạo một số giải pháp khắc phục tình trạng này, trong đó có việc cần khẩn trương hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm để đưa vào khai thác, vận hành; đồng thời triển khai quyết liệt các giải pháp vận tải hành khách công cộng; giảm phương tiện cá nhân...

Tại cuộc họp báo chiều cùng ngày, ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường cho hay, hai thành phố lớn đã có kế hoạch lắp đặt thêm các trạm đo quan trắc không khí để cảnh báo kịp thời hơn cho người dân. Về dài hạn, kế hoạch hành động quốc gia về cải thiện chất lượng không khí đang được triển khai một cách toàn diện, từ hoàn thiện thể chế cho tới các biện pháp cụ thể giảm nguồn phát thải bụi mịn vào không khí.

"Bộ Tài nguyên Môi trường và các địa phương sẽ triển khai mạnh mẽ hơn kế hoạch này, để dần từng bước cải thiện chất lượng không khí tại Hà Nội, TP HCM", ông Thành nói.

Đề cập tới các ứng dụng đo chỉ số ô nhiễm không khí, ông Thành cho rằng, một số trang mạng nước ngoài, ví dụ ứng dụng Airvisual, thu thập thông tin từ nhiều trạm quan trắc khác nhau. Trước đây đo nồng độ bụi mịn PM2.5 là việc khó khăn, nhưng hiện đã có nhiều công nghệ để quan trắc. Tuy nhiên, về độ chính xác thì các thiết bị đã được chuẩn hoá đáng tin cậy hơn. Vì vậy, Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường nhấn mạnh, chỉ số trên các trang mạng về chất lượng không khí chỉ mang tính chất tham khảo, người dân nên tìm thông tin chính thức trên website của thành phố Hà Nội (moitruongthudo.vn) hoặc của Tổng cục Môi trường (enviinfo.cem.gov.vn).

"Chất lượng không khí sụt giảm tùythuộc vào thời gian và địa điểm. Nếu nơi lắp thiết bị đo gần nguồn rác thải, bụi mịn thì nồng độ đo cao, nhưng không phải là đại diện chung cho toàn thành phố", ông Thành nói.

Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nhiều năm nay, trong giai đoạn chuyển mùa thì Hà Nội có hiện tượng ô nhiễm không khí. 11 trạm quan trắc của thành phố cứ 5 phút chuyển số liệu về trung tâm một lần và được công bố đầy đủ", ông Hùng nói.

Hà Nội dự kiến đến năm 2020 sẽ nâng số trạm quan trắc trên địa bàn lên 25; triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nguồn xả thải để không ảnh hưởng không khí như xây dựng nhà máy xử lý nước thải; yêu cầu các công trình xây dựng phải che chắn khi thi công; kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân; thực hiện cánh đồng không đốt rơm rạ...

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng yêu cầu có giải pháp xử lý ô nhiễm tại Hà Nội và TP.HCM