Ngày 6.8, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018 -2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục.

Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các trường ĐH kém chất lượng

Hải Yến | 06/08/2019, 18:27

Ngày 6.8, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018 -2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục.

Tham dự hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng trực tuyến tới 63 điểm cầu Sở GD-ĐT tại các tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các trường ĐH kém chất lượng

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định năm 2019 ngành giáo dục đã đạt được các kết quả tích cực, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT 2019, tạo được niềm tin với xã hội. Chỉ ra các yếu kém, tồn tại để khắc phục.Thủ tướng nêu rõ, công tác rà soát, sắp xếp hệ thống trường học còn kém như tình trạng thừa thiếu trường lớp, học sinh phải đi xa nhà.

Nhiều địa phương chưa quan tâm đến quỹ đất để làm thiết chế trường học, nhất là hệ mầm non trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, không thể cứ có miếng đất nào đẹp là bán hết để xây nhà tầng. Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh sắp xếp các trường sư phạm, tập trung vào các trường sư phạm trọng điểm, các trường khác có lộ trình làm vệ tinh trong bồi dưỡng giáo viên cho địa phương.

Đặc biệt Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu Bộ GD-ĐT đóng cửa một số cơ sở giáo dục đại học kém chất lượng, "có tên mà không có thực"trong thời gian dài; kiểm tra và dừng đào tạo các ngành đào tạo kém chất lượng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chấn chỉnh.

Nhiều trường hiện nay không bảo đảm điều kiện chất lượng, nên có việc hạ điểm chuẩn, “vơ vét” học sinh đầu vào với điểm rất thấp, mượn giáo viên cơ hữu… “Chúng ta không thể chấp nhận một tình trạng chất lượng đào tạo giáo dục ĐH, trung học thấp mà người ta thường hay kêu ca. Học ra để làm việc chứ không phải học ra có cái bằng tượng trưng nào đó do một cái trường kém chất lượng thấp”- Thủ tướng nêu rõ.

Bên cạnh đấy,Thủ tướng cũng đề nghị Bộ GD-ĐT cần rà soát lại chương trình giáo dục đạo đức lối sống trong các trường sư phạm, các cơ sở, đảm bảo hiệu quả về thời gian và cách thức lồng ghép giữa các môn học. Giáo dục đạo đức lối sống cần tổ chức các trải nghiệm sáng tạo để học sinh được tiếp xúc với truyền thống văn hóa như viếng nghĩa trang, thăm đối tượng chính sách để các em thấu hiểu cuộc sống. Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên để triển khai trong năm học mới.

Hội nghị tổng kết năm học 2018 -2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục

Thiếu trường, thiếu lớp nhưng chưa biên chế được giáo viên

Cũng trong hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, một vấn đề được đưa ra đó chính là vấn đề thiếu trường học, thiếu lớp cục bộ mà chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh, đặc biệt đối với các học sinh nội thành.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, mỗi lớp sĩ số không quá 35 học sinh với khối tiểu học; THCS không quá 45 học sinh một lớp. Tuy nhiên, hiện một số trường tiểu học ở Hà Nội vẫn còn tình trạng quá tải khi có lớp sĩ số lên gần 70 học sinh.

Bộ GD-ĐT cho biếttheo thống kê, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho các tỉnh thành để tăng quy mô học sinh và triển khai rà soát đội ngũ giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non và cả phổ thông.

Tuy nhiên ở các tỉnh vẫn diễn ra tình trạng thừa - thiếu giáo viên một cách cục bộ. Bộ GD-ĐT phát hiện vẫn còn nhiều địa phương chưa thực hiện hết số biên chế được giao, trong khi vẫn còn tồn tại tình trạng hợp đồng giáo viên như các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Nam Định.

Nhiều tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non, phổ thông theoquy định như: Quảng Ninh, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Bình Dương, Bình Phước, Hậu Giang, An Giang, Cà Mau…

Đánh giá thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục, Bộ GD-ĐT cho rằng, một số địa phương còn thực hiện khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số, do vậy không có biên chế để tuyển mới, dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.

Về chất lượng giảng viên ở các trường đại học, Bộ GD-ĐT thừa nhận, số lượng, chất lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ còn thấp; năng lực phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, kinh nghiệm thực tiễn của 1 số giảng viên còn hạn chế.

Kết thúc hội nghị, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục thực hiện theo lộ trình 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra, quyết tâm khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về GD-ĐT mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc, trong đó tập trung thực hiện tốt 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

- Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; rà soát, sắp xếp các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học;

- Giải quyết vấn đề thừa, thiếu giáo viên; chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông; đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Dạ Thảo (ghi)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các trường ĐH kém chất lượng