Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, về vấn đề các Bí thư, Chủ tịch tỉnh lên Bộ Tài chính, Bộ trưởng thừa nhận Thủ tướng nhắc điều này là hoàn toàn chính xác và nếu phát hiện trong cơ quan bộ có người thỏa hiệp với địa phương sẽ kỷ luật ngay.
Ngày 26.8, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dẫn đầu đã đếnkiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Tài chính.Thông qua tổ công tác, thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng BộTài chính làm rõ thêm 2 vấn đề:
Một là, khi xây dựng dự toán thu giao cho các địa phương, Bộ Tài chính chưa siết chặt. Vẫn có tình trạng Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố lên Bộ Tài chính đề nghị giao dự toán thấp, để khi thực hiện có thể thu vượt dự toán.
“Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ việc khi xây dựng dự toán giao địa phương thì Bộ Tài chính chưa siết chặt. Bí thư, Chủ tịch tỉnh, thành phố vẫn lên Bộ Tài chính để lo việc xin được giao thấp nhiệm vụ vượt thu, tăng thu, chi thì được chi nhiều, rồi xin được giữ lại 5% nguồn vượt thu để chi cho cải cách tiền lương” – ông Mai Tiến Dũng nói.
Thứ hai, Thủ tướng cho rằng Bộ Tài chính đã có nhiều tiến bộ trong cải cách hành chính, nhưng so với yêu cầu của người dân và doanh nghiệp thì phải tiếp tục rà soát, xem xét kiểm điểm kỹ, nhất là cán bộ thực thi các cấp, bởi chỗ này chỗ khác doanh nghiệp vẫn kêu ca phàn nàn.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, về vấn đề các Bí thư, Chủ tịch tỉnh lên Bộ Tài chính, Bộ trưởng thừa nhận Thủ tướng nhắc điều này là hoàn toàn chính xác và nếu phát hiện trong cơ quan bộ có người thỏahiệp với địa phương sẽ kỷ luật ngay. Bộ Tài chính sẽ cố gắng dự toán ngân sách cần sát với thực tế hơn.
Bộ trưởng khẳng định đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi của các địa phương, sẽ phải đổi mới cách làm dự toán. Sắp tới, sẽ trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy trình xây dựng dự toán minh bạch hơn, sát thực tế hơn.
Ông Đinh Tiến Dũng cũng cho hay, dù ngành có những tiến bộ về cải cách hành chính nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và xin tiếp thu mọi ý kiến nhắc nhở của Thủ tướng để hướng tới tinh thần minh bạch, rõ ràng hơn.
Người đứng đầu ngành tài chính cho rằng, việc giảm thủ tục hành chính trước mắt là giảm 70 quy trình về thuế, rồi bồi dưỡng, tập huấn, đặc biệt là xử lý cán bộ sai phạm. Mỗi năm xử lý 100-200 cán bộ thuế vi phạm, thậm chí là kỷ luật nghiêm.
“Anh em sẽ giải trình cụ thể hơn. Còn tôi xin nhận trách nhiệm với Thủ tướng, với Tổ công tác và sẽ tiếp tục nỗ lực với tinh thần như đã nói. Chúng tôi hứa với Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách và cải cách thực chất”, Bộ trưởng nói và cho biết, trong triển khai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ đã có chương trình hành động cụ thể với 118 sản phẩm đầu ra dự kiến hoàn thành.
Tại buổilàm việc này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ sắp tới, Tổ công tác sẽ báo cáo về kết quả kiểm tra, đặc biệt là tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
“Việc này rất cần thiết, vì chỉ đạo rất tốt nhưng thực hiện ở các cấp, các ngành có vấn đề”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Về yêu cầu tiếp tục cải cách, Bộ trưởng cho biết Bộ luôn xác định nhiệm vụ xây dựng thể chế, hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ hàng đầu, triển khai quyết liệt. Tuy nhiên, vẫn có những nhiệm vụ được giao bị chậm trễ.
Ông Mai Tiến Dũng cũng cho hay, trước khi đến Bộ Tài chính, Thủ tướng đã gọi ông lên để nhắc nhở khi không thấy báo chí truyền đạt ý chỉ đạo của Thủ tướng mà tổ công tác đã nêu ra khi làm việc với bộ Kế hoạch và Đầu tư về tư tưởng xin - cho, co kéo lợi ích về bộ trong vấn đề chuẩn bị Luật Đầu tư, xây dựng phương án phân bổ vốn…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng cũng nhắc lại yêu cầu và quyết tâm của Chính phủ, của Thủ tướng trong việc xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, kiến tạo phát triển, nói đi đôi với làm, tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần thượng tôn pháp luật, chuyển mạnh từ quản lý hành chính cứng nhắc sang phục vụ người dân và doanh nghiệp, vì sự phát triển.
Trí Lâm