Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, giáo sư Ngô Đức Thịnh giải thích: hầu đồng (lên đồng) là một nét đep văn hóa sinh động và thiết thực giữa đời sống con người thể hiện lòng tri ân đối với các tiền nhân qua các tục lệ, điệu múa. 

Thực hư nghi lễ 'lên đồng' hay chỉ là mê tín, trò bịp?

Một Thế Giới | 21/04/2015, 15:07

Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, giáo sư Ngô Đức Thịnh giải thích: hầu đồng (lên đồng) là một nét đep văn hóa sinh động và thiết thực giữa đời sống con người thể hiện lòng tri ân đối với các tiền nhân qua các tục lệ, điệu múa. 

Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của khoa học, người ta coi nghi lễ này chính là sự mê tín dị đoan của những người xưa, thậm chí là việc "buôn thần, bán thánh" nhằm trục lợi cho cá nhân của mình trên niềm tin mù quáng của người khác. Mỗi lần hầu đồng số tiền bỏ ra để phục vụ một giá hầu khá tốn kém, mỗi lần hầu nếu bình thường cũng tốn từ vài chục triệu, có giá hầu thậm chí lên tới hàng trăm triệu. Có nhiều kẻ đã coi việc lên đồng, đi hầu đồng là một... nghề để làm ăn, họ lừa phỉnh những người tin vào thần thánh để trục lợi và làm giàu cho chính họ, dẫn đến những suy nghĩ sai lệch về nghi lễ văn hóa này.
Để tìm hiểu rõ về nghi lễ này, báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trò chuyện với các nhân vật đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thậm chí là một cô đồng còn khá trẻ để trả lời những câu hỏi xung quanh vấn đề này.
"Bản chất thật sự của hầu đồng đó chính là cầu tài, cầu lộc, cầu sự bình yên khỏe mạnh, quốc thái dân an... Khi người hầu đồng đến điện thánh, hay xem một giá hầu, người hầu đồng được Thánh nhập vào họ sẽ rất say mê, gần như là u mê và nhảy nhót hay khóc lóc theo giá đồng đó. Người ta gọi là "thánh nhập", hay "cô nhập", "cậu nhập". Ở nghi lễ lúc hầu đồng, người hầu đồng chứ không phải là sự mê tín dị đoan hay buôn thần bán thánh. Nếu đi hầu đồng thật sự, thì các cô đồng, cậu đồng thường bỏ tiền ra để mua đồ lễ vật chứ không được lấy tiền của người khác".
Thuc hu nghi le “len dong” hay chi la tro bip-hinh-anh-1Thuc hu nghi le “len dong” hay chi la tro bip-hinh-anh-2
Dương Trà My - cô đồng xinh đẹp nhất đẹp đang được cư dân mạng quan tâm
Đó là lời chia sẻ của cô đồng xinh đẹp 9x có tên Dương Trà My đang được mọi người quan tâm vì vẻ ngoài xinh đẹp vượt bậc của mình. Cô cho biết, cô đã biết hầu đồng từ năm 18 tuổi và cả họ nội nhà cô đều là những đồng thầy, đồng cô, bà cốt. Chính vì thế, từ nhỏ cô đã tiếp xúc nhiều với việc "hầu hạ các Thánh" của gia đình được diễn ra tại các đền thờ Mẫu.
Dương Trà My cũng cho biết, mặc dù mọi người hiện nay vẫn đang còn nghĩ việc lên đồng, hầu đồng là sự mê tín dị đoan, ai không tin thì phải tội.
Gặp gỡ thầy phong thủy Lý Hanh, ông cũng cho biết việc lên đồng hay hầu đồng quan trọng bậc nhất chính là nơi vị trí thờ Mẫu để tổ chức hầu đồng phải đúng phong thủy. Trường hợp không đúng phong thủy sẽ dễ dàng dẫn đến tà đạo, cuồng tín và mang nghiệp nặng. Vì thờ Mẫu không đúng phong thủy (tức có nghĩa khi đặt thờ tự Mẫu thì không được đặt trên từ trường âm (dọc, ngang) đâm vào, không đặt trên long mạch, kiết mạch và không bị đất âm). Không đúng phong thủy thì chỉ có ma, quỹ mà thôi (người đời sẽ bị dẫn dắt bởi loại sóng này - về khoa học là sóng âm), chứ không bao giờ có thần linh, thánh Mẫu gì đâu. Tôi đã từng coi nơi thờ Mẫu và hóa giải cho nhân dân (có những nơi phải di dời thờ tự về đúng phong thủy được tôi xác định vị trí để xây dựng lại. Đến nay mọi việc hết sức trong sáng và giải được nghiệp chướng cho họ.
Người có căn đồng, ứng và giá nào, như giá cô Bé, cô Chín, ông Hoàng bảy, ông Hoàng Mười, đồng Bói... sẽ có những tính cách tương đương với tính cách những nhân vật ấy trong truyền thuyết. Mỗi năm các hầu đồng thường hầu giá 2 lần, đầu năm xin lộc và cuối năm trở nợ thánh. Thậm chí có những người cuộc sống của họ có quá nhiều trúc trắc, họ hầu đồng vài năm rồi trả nợ Thánh, hết căn duyên với Thánh thì họ xin ra đồng.
Thuc hu nghi le “len dong” hay chi la tro bip-hinh-anh-3
Người hầu đồng được trang điểm và mặc những bộ đồ sặc sỡ thể hiện sự tôn nghiêm và giàu có, sung túc
Trả lời câu hỏi của Báo điện tử Một Thế Giới, giáo sư Ngô Đức Thịnh - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho biết: Hiện nay, vẫn có nhiều người có thành kiến với nghi lễ hầu đồng, điều này một phần do mọi người chưa hiểu hết nguồn gốc của nghi lễ này mà thường nhìn nó với ánh mắt nghi ngờ, dò xét. Một phần khác do chính lỗi của một số người đã trục lợi từ hầu đồng. Việc hầu đồng là một nghi lễ truyền thống, chính vì vậy mọi người nên xóa bỏ những ngi ngờ, gán ghép nó với hình thức mê tín dị đoan. Những suy nghĩ như việc đem thần thánh ra mua vui của dư luận là có phần cực đoan. Vì nếu việc diễn xướng đem lại hiệu quả tuyên truyền, làm đúng với giá trị văn hóa và nghi thức thì nên làm. Và hiện nay, nghi thức hầu đồng này đang được trở thành một bộ môn và giảng dạy trong các trường Đại học và hiện nay, nghi thức này vẫn đang chờ được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể.
Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực hư nghi lễ 'lên đồng' hay chỉ là mê tín, trò bịp?