Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và thương mại điện tử (TMĐT), bên cạnh những lợi ích mà môi trường kinh doanh trong TMĐT mang lại thì đây cũng là nơi gây ra nhiều thách thức, trong đó có vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).

Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ trong Thương mại điện tử: Khó

Thu Anh | 28/04/2017, 05:49

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và thương mại điện tử (TMĐT), bên cạnh những lợi ích mà môi trường kinh doanh trong TMĐT mang lại thì đây cũng là nơi gây ra nhiều thách thức, trong đó có vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).

Chiều 26.4, Trong khuân khổ hợp tác với Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA), Bộ KH&CN tổ chức tọa đàm “Thực thi quyền SHTT trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT)”.Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho rằng môi trường thương mại có sức hút rất lớn với các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và ngày càng có nhiều chủ thể tham gia. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của TMĐT thì môi trường kinh doanh này cũng cho thấy những thách thức trong đó có vấn đề thực thi quyền SHTT.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu tại tọa đàm

Cụ thể,bà Nguyễn Như Quỳnh – Phó chánh Thanh tra Bộ KH&CN cho biết hiện nay, TMĐT giúp con người tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí nhưng mặt trái, chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề xử lý xâm phạm và thực thi quyền SHTT trong môi trường TMĐT. Nhữnghành vi vi phạm thường tồn tại dưới 3 dạng: những vi phạm xâm phạm quyền SHTT tử môi trường kinh doanh hữu hình chuyển lên môi trường kinh doanh TMĐT; hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới tên miền; hành vi quảng cáo hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.

Bà Nguyễn Như Quỳnh – Phó chánh Thanh tra Bộ KH&CN

Phân tích rõ hơn về điều này, theo ông Lê Ngọc Lâm – Phó cục trưởng Cục SHTT, cùng với sự tăng trưởng của TMĐT, những giao dịch trên mạng đối với các mặt hàng tăng cao nhưng một số hành vi vi phạm quyền SHTT lại không xuất hiện trên mạng như hành vi giao dịch, chuyển tiền, thanh toán tiền…

“Hay điển hình như hành vi vi phạm quyền tác giả, do đặc tính vô hình của quyền tác giả, trong khi đó phạm vi của Internet là vô hạn nên các trang web thường xuyên đưa những ấn phẩm, sách báo, truyện, phim ảnh… lên mạng Internet để giao bán dù không được cho phép của chủ thể. Đối với những sản phẩm mang quyền sở hữu công nghiệp cũng tương tự như vậy”, ông Lâm nêu dẫn chứng.

Ông Lê Ngọc Lâm – Phó cục trưởng Cục SHTT

Được biết, việc Internet phát triển chóng mặt, TMĐT ngày càng tăng nhanh kéo theo việc vi phạm trực tuyến là một thách thức không hề nhỏ đối với các cơ quan, chính quyền, ngay cả vấn đề tên miền cũng là yếu tố hay bị xâm phạm, chiếm đoạt trái phép khi có nhiều khó khăn như xác định tổ chức, cá nhân vi phạm, khó khăn liên quan đến việc xác định yếu tố vi phạm và khó khăn trong việc xác định giá trị của hàng hóa vi phạm.

Trong tọa đàm còn có sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ quan bảo hộ và thực thi quyền SHTT, các chuyên gia… Về phía Cục Cảnh sát kinh tế (C46), ông Hoàng Văn Trực – Phó cục trưởng khẳng định: “Hiện nay, trên mạng không chỉ có rao bán hàng hóa thông thường mà còn có cả vũ khí nóng, ma túy… cho thấy việc quản lý mua bán qua mạng còn rất nhiều bất cập. Trong khi đó, nhận thức của đội ngũ cảnh sát kinh tế về TMĐT còn nhiều hạn chế, quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát kinh tế với các lực lượng chức năng khác còn nhiều bất cập, chồng chéo trong khi đó hệ thống pháp luật của chúng ta còn chưa nghiêm”.

Ông Hoàng Văn Trực – Phó cục trưởngCục Cảnh sát kinh tế (C46)

Tại buổi tọa đàm, ông Trực cũng đề nghị Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ TT&TT tổ chức các lớp tập huấn, tìm hiểu về những hành vi xâm phạm SHTT và quyền SHTT; có quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt phải xử lý hình sự những đối tượng buôn bán hàng giả.

Về phía Chính phủ, Bộ KH&CN cùng các Bộ, ngành chức năng đã và đang nỗ lực trong việc phòng, chống các hành vi xâm hại quyền SHTT cũng như xâm phạm quyền SHTT trong môi trường số. Điển hình như văn bản của Bộ KH&CN – thông tư số 11 – Nghị định 99 (năm 2013) có điều 10 quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền trên Internet hay Thông tư liên tịch giữa Bộ KH&CN và Bộ TT&TT về xử lý tên miền, xâm phạm về SHTT. “Nhưng chừng này những văn bản là chưa đủ; dưới góc độ pháp lý cũng có nhiều vướng mắc”, bà Quỳnh khẳng định.

Bài, ảnh:Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ trong Thương mại điện tử: Khó