Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỉ USD, tăng 12 tỉ USD so với năm 2018. Việt Nam đang xếp thứ 42 trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỉ USD

tuyetnhung | 07/11/2019, 17:38

Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỉ USD, tăng 12 tỉ USD so với năm 2018. Việt Nam đang xếp thứ 42 trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019.

Brand Finance - Tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới cho biết trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỉ USD (tăng 12 tỉ USD, tương đương với 5,4% so với con số 235 tỉ USD năm 2018) và xếp hạng thứ 42.

Trong giai đoạn 3năm qua, thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng 8 bậc và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao thành tích xuất nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp và những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value).

Tuy đạt được những kết quả nêu trên nhưng trong thời gian qua Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định về cơ chế, chính sách, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, nguồn lực, nhận thức về ý nghĩa và vai trò của thương hiệu.

Để tăng cường hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, ông Vũ Bá Phú -Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ xây dựng, bổ sung các quy định pháp lý hỗ trợ hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quyết định số 1320 phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030.

Theo đó, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, Chương trình sẽ tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội với các mục tiêu cụ thể như kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước; mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới...

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương từng nhìn nhận mặc dù sức lan tỏathương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp đã rõ nét hơn song vẫn còn hạn chế, Việt Nam vẫn chưa có nhiều cái tên uy tín của riêng mình. Bởi lẽ những giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia đều xuất phát và được khai thác từ góc độ doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự coi thương hiệu là công cụ để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Việc thiếu quyết liệt trong xây dựng và quản trị thương hiệu vẫn đang một điểm yếu.

Ngoài ra, vẫn chưa có biện pháp hỗ trợ thực sự cho phát triển thương hiệu Việt. Nguồn lực cho đầu tư phát triển thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn hạn chế, công tác quảng bá, xúc tiến chưa làm một cách toàn diện và đồng bộ.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỉ USD