Tính từ đầu năm 2018 đến nay, mưa lũ ở Nghệ An diễn biến phức tạp, cộng thêm ảnh hưởng trong quá trình vận hành điều tiết lũ từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn đã gây thiệt hại về kinh tế cho tỉnh này là 139,439 tỉ đồng.

Thủy điện ở Nghệ An bị động trong việc kiểm soát lũ?

Quang Cường | 09/11/2018, 14:18

Tính từ đầu năm 2018 đến nay, mưa lũ ở Nghệ An diễn biến phức tạp, cộng thêm ảnh hưởng trong quá trình vận hành điều tiết lũ từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn đã gây thiệt hại về kinh tế cho tỉnh này là 139,439 tỉ đồng.

>> Nghệ An: Mưa lớn gây ngập nhà và sạt lở, thủy điện xả lũ

>> Nghệ An sau cơn lũ: Sống thấp thỏm bên bờ sông Lam

>> Nghệ An: Lũ quét bất ngờ, trường học sơ tán trong đêm

Từ ngày 1.10 – 30.10 vừa qua, Đoàn kiểm tra tra liên ngành do UBND tỉnh Nghệ An thành lập đã kiểm tra đánh giá tác động của thủy điện đối với điều tiết, ngăn lũ trên địa bàn tỉnh này.

Tổng mức đầu tư thủy điện hơn 18.000 tỉ đồng

Đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm đại diện của các Sở NN-PTNT,Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công an tỉnh, Chi cục Thủy lợi, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN… và đại diện các huyện chịu sự tác động của nhà máy thủy điện.

Theo báo cáo của đoàn công tác, hiện trên địa bàn Nghệ An có 13 nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động trên sông Mã, sông Hiếu, sông Cả. Trong đó có 3 nhà máy thủy điện lớn là Bản Vẽ (thượng nguồn sông Nậm Nơn), Khe Bố (trên sông Cả), Chi Khê (hạ lưu thủy điện Khe Bố) được Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy trình vận hành liên hồ. Còn lại là các thủy điện có công suất nhỏ, thực hiện theo quy trình vận hành do Bộ công thương, UBND tỉnh phê duyệt.

Tổng mức đầu tư 13 nhà thủy điện với kinh phí hơn 18.300 tỉ đồng, tổng công suất 697,5 MW.Sản lượng điện trung bình năm hơn 2,28 đến 3,0 tỉ kWh. Các hồ chứa của các nhà máy thủy điện nêu trên có tác động lớn đến kinh tế, xã hội và môi trường, sinh thái vùng hạ du lưu vực sông Cả.

Không kiểm soát chính xác được lũ

Mặc dù tình hình thiên tai quá lớn và diễn biến bất thường, lũ ở nước bạn Lào về lớn không kiểm soát được, nhưng nhà máy thủy điện Bản Vẽ chỉ có 1 trạm thủy văn Mỹ Lý ở huyện Kỳ Sơn, cách nhà máy khoảng 60km về phía thượng lưu. Do đó, đơn vị vận hành thủy điện và cơ quan chức năng không kiểm soát chính xác được lũ ở nước bạn Lào về.

80% diện tích lưu vực hồ chứa thủy điện Bản Vẽ ở địa phận nước Lào, vì vậykhông thể kiểm soát, theo dõi được. Bên cạnh đó, Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung bộ không có số liệu để dự báo lũ về nên công tác dự báo lưu lượng về hồ Thủy điện Bản Vẽ vẫn còn sai số.

Trận lũ tháng 8 vừa qua cộng với nước từ thủy điện xả lũ gây ngập sâu ở xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn(Nghệ An) - Ảnh: CTV

Thực tế cho thấy, vào tháng 8.2018, trong vòng hơn một tuần đã có hai cơn lũ lớn, đã xuất hiện lũ kép.Việc chỉ đạo vận hành của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh và triển khai vận hành của các nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê đãđúng theo quy trình của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiênvẫn gây một phần thiệt hại vùng hạ du các nhà máy.

Sự biến đổi dòng chảy, mực nước hạ du dâng cao đột ngột góp phần làm gia tăng việc sạt lở bờ sông, suối vùng hạ du của các nhà máy. Điều nàygây ngập lụt, hư hỏng, sạt lở nhà dân, đường giao thông và các công trình hạ tầng cho các huyện Tương, Dương, Con Cuông, Anh Sơn.

Đối với các nhà máy thủy điện vận hành đơn hồ theo quy trình của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Nghệ An, đây là các hồ không có dung tích phòng lũ, các hồ chứa vận hành theo đúng quy trình quy định. Tuy nhiên phía hạ du của một số nhà máy cũng bị ảnh hưởng một phần do lũ về quá lớn, dòng sông bị thu hẹp gây xói lở bờ sông vùng hạ du của các nhà máy và gây ngập lụt, sạt lở nhà dân, đường giao thông…

Nhiều bất cập dẫn đến thiệt hại lớn

Việc triển khai xây dựng nhiều dự án thủy điện trên lưu vực sông Cả đã ảnh hưởng lớn đến dòng chảy của sông, làm gia tăng thiệt hại do mưa lũ. Phần lớn thời gian trong năm lưu lượng nước sông Cả quá thấp nên không khơi thông được dòng chảy, dẫn đến về mùa lũ nước rút chậm hơn, thời gian ngập kéo dài hơn.

Chênh lệch quá lớn về lưu lượng nước giữa mùa khô và mùa lũ dẫn đến tình trạng sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ sông Cả trong đợt mưa lũ vừa qua. Các hồ thủy điện là một trong những nguyên nhân chính làm chênh lệch này. Cụ thể, vào mùa khô các hồ thủy điện tích nước vận hành dẫn đến lưu lượng chảy về hạ du quá thấp.Ngược lại, về mùa mưa lưu lượng nước sông tự nhiên đã lớn,cộng thêm nước do các dự án thủy điện xả lũ tạo ra sự chênh lệch quá mức.

Một số đập thủy điện (Khe Bố, Bản Ang, Nậm Nơn, Chi Khê, Nậm Mô) có công suất xả lũ tối đa nhỏ hơn lưu lượng lũ đổ về làm nước thượng nguồn các hồ thủy điện dâng nhanh, quá cao trình đã đền bù giải phóng mặt bằng, gây nhiều thiệt hại cho người dân sinh sống trong khu vực này.

Ngoài ra, chính các đập thủy điện làm co hẹp dòng chảy, tạo cao trình chênh lệnh lớn giữa thượng lưu và hạ lưu của đập, dẫn đến khi xả lũ tạo thành lưu tốc nước quá lớn làm sạt lở nhiều hơn cho vùng hạ du, khiến tăng thiệt hại cho người dân (nhất là khu vực gần thân đập) trong đợt mưa lũ vừa qua.

Theo báo cáo của Đoàn kiểm tra liên nghành, công tác quan trắc, dự báo nước thượng nguồn của các dự án thủy điện còn hạn chế, dẫn đến việc xả lũ không chủ động, lưu lượng xả liên tục thay đổi lớn trong thời gian ngắn làm cho lũ vùng hạ du liên tục thay đổi lớn (lũ lúc lên, lúc xuống bất thường), gây khó khăn cho công tác phòng, chống lũ vàtăng thiệt hại do lũ gây ra.

Sau đợt lũ tháng 8 vừa qua, bờ sông Lam qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn bị lạt lở nghiêm trọng - Ảnh: Quang Cường

Ngoài ra, thêmmột số nguyên nhân dẫn đến thiệt hại trong quá trình vận hành điều tiết lũ của các nhà máy thủy điện.Đó là việc xây dựng nhà cửa, sản xuất nông nghiệp, làm đường giao thông... lấn chiếm lòng sông, làm co hẹp tiết diện thoát lũ.Quá trình bồi lắng các lòng hồ thủy điện rất lớn và sớm hơn so với tính toán, nên quy trình vận hành một số hồ chứa hiện tại không phù hợp với thực tế,chưa có bản đồ ngập lụt vùng hạ du của các nhà máy thủy điện theo quy định.

Việc lấy mực nước báo động ở trạm thủy văn Nam Đàn làm cơ sở vận hành là quá xa so với khu vực hồ chứa thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê. Việc quan trắc, dự báo và cung cấp thông tin, số liệu của đơn vị quản lý vận hành hồ còn thiếu, chất lượng số liệu dự báo chưa tốt.

Tính từ đầu năm 2018 đến nay, mưa lũ ở Nghệ An diễn biến phức tạp, cộng thêm ảnh hưởng trong quá trình vận hành điều tiết lũ từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn đã gây thiệt hại về kinh tế cho tỉnh này là 139,439 tỉ đồng.

Quang Cường

>> Nghệ An: Mưa lớn gây ngập nhà và sạt lở, thủy điện xả lũ

>> Nghệ An sau cơn lũ: Sống thấp thỏm bên bờ sông Lam

>> Nghệ An: Lũ quét bất ngờ, trường học sơ tán trong đêm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủy điện ở Nghệ An bị động trong việc kiểm soát lũ?