Nếu so sánh giữa truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ của người Việt và truyện Phục Hy - Nữ Oa của người phương Bắc thì có thể nhận ra những nét tương đồng. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ có tính khoa học cao hơn hẳn.

Thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ vẫn tiến bộ hơn huyền sử của Trung Quốc

16/12/2017, 12:52

Nếu so sánh giữa truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ của người Việt và truyện Phục Hy - Nữ Oa của người phương Bắc thì có thể nhận ra những nét tương đồng. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ có tính khoa học cao hơn hẳn.

Tranh vẽ Nữ Oa và Phục Hy - Ảnh: Internet

Khi đọc về truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ thì chúng ta dễ dàng nhận ra những chi tiết khó tin dưới con mắt của người hiện đại. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra thì có thể thấy những truyền thuyết có tính chất tương tự khá phổ biến trên thế giới.

Có thể so sánh với truyền thuyết Phục Hy - Nữ Oa trong huyền sử của Trung Quốc với những yếu tố có phần còn hoang đường hơn cả Lạc Long Quân - Âu Cơ. Phục Hy được các bộ sử Trung Quốc trước đây coi là vị vua đầu tiên của văn minh Hoa Hạ dù họ cũng không có bằng chứng về sự tồn tại của nhân vật huyền sử này. Nếu Lạc Long Quân được người Việt chúng ta kể là có dòng máu rồng thì Phục Hy được mô tả là đầu người thân rắn. Và bà Nữ Oa cũng được mô tả là đầu người thân rắn.

Theo Thần thoại Trung Hoa, Nữ Oa và Phục Hy là hai anh em, hiện ra khi núi Côn Lôn thành hình. Họ đã dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau. Nữ Oa luôn luôn cảm thấy rằng thế giới này vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhưng không thể nhớ những gì. Trong khi Nữ Oa suy niệm, nhìn xuống dưới nước Hoàng Hà, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của bà. Khi đó đã ngộ ra thế giới thiếu một "người" như bà. Nữ Oa đã tham chiếu tướng mạo bản thân sử dụng bùn của Hoàng Hà tạo ra một thân hình con người sau đó sử dụng pháp thuật để cho bùn đất sét đó có sự sống thành con người thật thụ.

Nhưng Nữ Oa không thể cứ mãi mãi nặn hình con người như thế này, cần phải ban cho họ khả năng sinh sản để họ tự phát triển giống nòi. Thế là Nữ Oa tạo những tượng đất sét cho thân thể khỏe, thổi dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó trở thành đàn ông, thổi âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà. Nữ Oa còn ban cho hai giới tính đó bộ sinh thực khí để sinh sản. Nữ Oa còn nghĩ cách để con người phân bố nhiều rải khắp nơi trên thế giới, liền dây ngoáy bùn dưới sông, cho bắn tung tóe lên khắp nơi trên mặt đất, tạo thành những lớp người phân bố khắp nơi".

Về chi tiết bọc thịt thì ở một dị bản khác của truyện Phục Hy - Nữ Oa cũng có đề cập. Theo đó, có nạn lũ lụt lớn khiến loài người bị diệt vong, chỉ còn hai anh em sống sót nhờ chui vào quả hồ lô nên hai người lấy tên là Phục Hy. Thời gian thấm thoát trôi, đến khi hai người cùng lớn, đã đến tuổi dựng vợ gả chồng nhưng thế gian không còn ai. Người anh mới đề nghị em gái làm vợ của mình. Người em gái không đồng ý vì họ là anh em ruột. Sau vài lần người anh đề nghị, người em gái thấy quả thực thế gian không còn ai nên cả hai người cần lấy nhau để duy trì nòi giống. Nhưng trong lòng cô còn e ngại nên tìm cách thoái thác, đề nghị hai người đuổi nhau quanh gốc cây to, nếu người anh bắt được thì cô đồng ý làm vợ. Người anh đuổi nhiều vòng mà không bắt được bèn nghĩ ra một kế: sau khi đuổi mãi không được bèn chuyển hướng. Cô gái bị bất ngờ liền bị người anh bắt được. Hai người kết làm vợ chồng.

Thời gian trôi qua, cô gái có mang, sinh ra một cái bọc thịt. Hai vợ chồng cảm thấy kỳ lạ bèn cắt nhỏ cái bọc ra xem bên trong có gì... Cái bọc bị gió thổi tung, các miếng thịt bị rơi vãi khắp nơi. Các miếng thịt rơi xuống hóa thành người, miếng rơi vào lá cây thì biến thành người lấy họ Diệp (lá cây), miếng rơi vào khúc gỗ thì biến thành người lấy họ Mộc, rơi vào vật nào thì vật ấy lấy làm họ của mình. Từ đó, con người trở nên đông đúc (trích Thần thoại Trung Hoa do NXB Giáo dục Việt Nam in năm 2009).

Nếu so sánh giữa truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ của người Việt và truyện Phục Hy - Nữ Oa của người phương Bắc thì có thể nhận ra những nét tương đồng. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ có tính khoa học cao hơn hẳn, đặc biệt loại bỏ chi tiết cận huyết để phát triển giống nòi. Đương nhiên vì trong truyện, Lạc Long Quân - Âu Cơ sinh 100 người con trai thì những người con này phải đi tìm kiếm các cô gái ở nơi khác để xây dựng gia đình.

Những mô típ truyền thuyết nói về con người có chung một nguồn gốc như truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ hay truyện Phục Hy - Nữ Oa xuất hiện ở rất nhiều nền văn hóa. Ngoài yếu tố vay mượn lẫn nhau thì thực sự thời tiền sử, nhiều tộc người đã từng phải trải hoàn cảnh sống tách biệt trên một địa bàn hẹp (do thiên nhiên lũ lụt, do chiến tranh bệnh dịch) rồi khi có điều kiện thuận lợi lại mở rộng phát triển. Dựa trên bằng chứng khảo cổ và độ đa dạng gen, các nhà khoa học tin rằng toàn bộ loài người hiện giờ được tái sinh từ một nhóm nhỏ vài chục người ở mũi Hảo Vọng, Nam Phi. (Họ tin rằng trong thời kỳ băng hà, con người dần tuyệt chủng và chỉ có nhóm nhỏ sống được ở cực nam châu Phi - nơi thời tiết còn đủ ấm áp. Sau khi kỷ băng hà tan thì nhóm người nhỏ đó đã phát triển và di cư trên khắp thế giới).

Điều này cho thấy các truyền thuyết về xã hội loài người bắt nguồn từ một nhóm nhỏ không phải sản phẩm từ trí tưởng tượng mà là đúc kết từ những trải nghiệm thực tế được truyền qua nhiều đời. Chỉ có điều ở mỗi nơi, qua từng giai đoạn lại được thêm thắt nhiều yếu tố khác thường mang màu sắc huyền bí. Tuy nhiên, như truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ còn vượt cả lên trên yếu tố truyền thuyết mà còn chứa đựng trong đó yếu tố hòa hợp dân tộc rất đáng để suy ngẫm mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những tiêu chí mới của Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Giải thưởng Tạ Quang Bửu mở rộng việc xem xét, trao giải thưởng cho các nhà khoa học trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ vẫn tiến bộ hơn huyền sử của Trung Quốc