Hiện nay, tỷ giá tiền tệ của những thị trường mới nổi đang ở trong tình trạng rơi tự do.

Tiền tệ của những thị trường mới nổi đua nhau ‘rơi tự do’

Một Thế Giới | 25/07/2015, 16:49

Hiện nay, tỷ giá tiền tệ của những thị trường mới nổi đang ở trong tình trạng rơi tự do.

Chỉ số tiền tệ của những quốc gia đang phát triển đang giảm xuống mức thấp nhất trong tuần này, mở rộng mức giảm trong các năm qua xuống còn 19%, theo dữ liệu của Bloomberg từ năm 1999. Theo đó, tiền tệ của những thị trường mới nổi đang đua nhau ‘rơi tự do’

Cụ thể, đồng Rúp của Nga, đồng Peso của Colombia, đồng Real của Brazil đã giảm hơn 30% trong năm qua, sau những đợt bán tháo tồi tệ nhất toàn cầu.
Tien-te-cua-nhung-thi-truong-moi-noi-dua-nhau-roi-tu-do-hinh-anh-1
Diễn biến tiền tệ của các thị trường mới nổi đang rơi tự do 
Ngoài ra, đồng Rupiah của Indonesia đang rơi xuống đáy 17 năm, còn đồng Ringgit của Malaysia giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm, tiền tệ của hai quốc gia này đã trở thành các đồng tiền Châu Á mất giá nhiều nhất trong năm nay.

Sự suy thoái nền kinh tế Trung Quốc đã làm giảm giá các mặt hàng hóa, đè nặng vào việc xuất khẩu nguyên liệu từ Brazil đến Mexico và Nam Phi. Thêm vào đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang sớm bắt tay vào việc tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006, đe dọa việc thu hút vốn từ các quốc gia đang phát triển.

“Sự kết hợp hai yếu tố Trung Quốc và Fed sẽ bình thường hóa lãi suất và đặt ra rủi ro đối với các thị trường mới nổi, đặc biệt là đồng tiền của họ”,  Stephen Jen, cựu chuyên gia kinh tế Quỹ tiền tệ quốc tế, cho biết.

Theo đó, ông hy vọng ở đó sẽ diễn ra một đợt bán tháo lớn tiền tệ ở những thị trường mới nổi trong nửa cuối năm nay.

Tền tệ mất giá có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng cách khiến xuất khẩu rẻ hơn, tuy nhiên cho đến nay điều này đã không xảy ra, bởi vì thương mại toàn cầu đã bị đình trệ, theo Citigroup Inc và UBS Group AG. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán các thị trường mới nổi chỉ tăng trưởng 4,2% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Đây là một vấn đề lớn đối với các quốc gia và doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi hiện đang mắc nợ bằng đồng USD. Trả được hết số nợ bằng đồng USD hiện đang là vấn đề trở nên ngày càng khó khăn hơn vì đồng nội tệ của họ đang mất giá quá nhanh.

Các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và Indonesia hiện đang có 20% (hoặc nhiều hơn) nợ Chính phủ không được tính bằng đồng nội tệ. Đây là một con số rất lớn khi mà giá trị đồng nội tệ của các quốc gia này đang trở nên ngày càng nhỏ bé.

Đối với các công ty niêm yết đại chúng, các khoản nợ đắt đỏ hơn cũng đồng nghĩa với lợi nhuận thấp hơn và giá cổ phiếu giảm hơn.

Tuyết Nhung (Theo Bloomberg)

Bài liên quan
CEO ngân hàng lớn nhất thế giới đưa ra tầm nhìn mới về tiền tệ trong thế giới AI
Jamie Dimon, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase & Co, không giấu giếm rằng ngân hàng của ông tập trung toàn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI). Giờ đây, lãnh đạo ngân hàng lớn nhất thế giới (vốn hóa thị trường hiện là 517,21 tỉ USD) đưa ra tầm nhìn mới về tương lai của tiền tệ trong thế giới AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiền tệ của những thị trường mới nổi đua nhau ‘rơi tự do’