Doanh số bán bia tăng nhanh hơn tốc độ GDP trong 5 năm qua và trung bình đạt 6,2%  mỗi năm trên toàn khu vực kể từ năm 2009 - đó là thực tế đang diễn ra ở Việt Nam, theo Euromonitor International.

Việt Nam: Doanh số bán bia tăng nhanh hơn tốc độ GDP

Một Thế Giới | 24/07/2015, 13:09

Doanh số bán bia tăng nhanh hơn tốc độ GDP trong 5 năm qua và trung bình đạt 6,2%  mỗi năm trên toàn khu vực kể từ năm 2009 - đó là thực tế đang diễn ra ở Việt Nam, theo Euromonitor International.

Trong một nỗ lực nhằm giảm tiêu thụ rượu bia ở khu vực châu Á, Thái Lan dự định sẽ tiến hành cấm bán rượu bia gần các trường đại học và các trường cao đẳng kỹ thuật.

Theo như sửa đổi về Đạo luật kiểm soát Rượu được xác nhận bởi chính phủ Thái Lan ngày 22.7 và được thực hiện trên toàn quốc vào cuối tháng tới, các quán bar, câu lạc bộ và các nhà bán lẻ sẽ bị yêu cầu cấm bán đồ uống có cồn gần các trường học trong vòng bán kính 300 mét. Biện pháp này nhằm thúc đẩy một lối sống lành mạnh và giải quyết các vấn đề liên quan đến rượu, bao gồm cả quan hệ tình dục tuổi ở độ tuổi vị thành niên, Bộ Y tế công cộng quốc gia này cho biết.

Thái Lan là quốc gia đi tiên phong trong vấn đề chống lại nhu cầu gia tăng về rượu bia ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) đã kêu gọi giảm 10%  trong việc sử dụng rượu có hại từ năm 2010-2025. Bởi lẽ, uống rượu bia có hại sẽ có nguy cơ mắc tới hơn 200 loại bệnh và các tình trạng chấn thương mà cơ quan Liên Hợp Quốc cho biết sẽ giết chết khoảng 3,3 triệu người mỗi năm.

“Thái Lan là quốc gia có truyền thống mạnh mẽ trong việc hạn chế tiêu thụ rượu bia  và giảm các tác hại liên quan đến rượu”, GS. Juergen Rehm, người luôn làm việc với chính quyền Thái Lan về các chương trình rượu bia trong những thập kỷ qua, cho biết.

Chính phủ Thái Lan có một cơ chế thuế đó là đánh thuế vào bất kỳ các loại thức uống nào gây kích thích trong giới trẻ, GS. Rehm cho biết thêm.

Việt Nam, Philippines, Indonesia, Trung Quốc và một số bang của Ấn Độ cũng đã giới thiệu các chính sách này trong vài năm qua để hạn chế nhu cầu về rượu bia. 
Doanh số bán bia ở Việt Nam đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong 5 năm qua. Cụ thể, trung bình doanh số bán bia ở Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 6,2% mỗi năm (trong vòng 5 năm qua), còn GDP của Việt Nam chỉ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 5,8% mỗi năm (trong 5 năm qua).
Như vậy, doanh số bán bia tăng nhanh hơn tốc độ GDP ở Việt Nam.

Anheuser-Busch InBev NV, nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới, đã mở một nhà máy bia gần TP. HCM vào tháng 5 vừa qua nhằm củng cố nguồn cung cấp bia của Budweiser và Beck.

"Châu Á Thái Bình Dương hiện là khu vực lớn thứ ba về trữ lượng bia AB InBev và Việt Nam được xem là bước ngoặt tiếp theo trong khu vực Đông Nam Á”, Michel Doukeris, Chủ tịch hãng sản xuất bia của Bỉ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết tại buổi lễ khai mạc.

Châu Á-Thái Bình Dương sẽ đóng góp hơn 70% tốc độ tăng trưởng bia toàn cầu trong 5 năm tiếp theo, Chủ tịch của Hãng Heineken tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Roland Pirmez, phát biểu trong một cuộc họp báo tháng 3.2014.

Trung bình, mỗi người sẽ tiêu thụ 29 lít rượu bia trong khu vực vào năm 2013, so với 59 lít ở châu Âu và 48 lít trong các khu vực còn lại của thế giới.

Myanmar hiện tại vẫn chưa có chính sách hoặc kế hoạch về việc giới hạn lượng tiêu thụ rượu bia và hiện tại trên các phương tiện báo đài và các nhà sản xuất rượu bia vẫn chưa đưa ra những lời cảnh báo về sức khỏe. Năm 2014, WHO cho biết trên thế giới, vẫn có hơn một chục quốc gia chưa có giới hạn về độ tuổi được phép uống rượu bia.

“Hiện tại, việc giới hạn uống rượu bia được xem là nhiệm vụ mà các quốc gia phải đặt ra”, David Jernigan, một giáo sư tại trường John Hopskins Bloomberg ở Baltimore, Maryland, cho biết.

Thái Lan đã công nhận vấn đề này từ những năm trước đây và hiện nay được xem là một mô hình trên toàn thế giới về khả năng kết hợp nghiên cứu và vận động cộng đồng tăng cường tiếng nói y tế công cộng quốc gia, Jernigan cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Thậm chí, từ ngày 22.7, những hạn chế về việc bán rượu bia ở Thái Lan đã được đưa ra và ít nhiều gì cũng đã hạn chế được mọi người uống các loại rượu mạnh.

Hiện nay ở Ấn Độ, những thách thức pháp lý và thu thuế đang gia tăng. Gilles Bogaert, Giám đốc tài chính của Pernod Ricard SA, nhận định: “Thị trường Ấn Độ không dễ dàng trong việc thực hiện thu thuế về rượu bia”.

Luật pháp về rượu đang trở nên "nghiêm ngặt hơn" trên toàn thế giới, Spiros Malandrakis, nhà phân tích cao cấp về đồ uống cho biết.

"Bất kỳ những biện pháp bổ sung nhằm cắt giảm lượng tiêu thụ rượu bia đều gây nên những ảnh hưởng lớn hơn trong các thị trường mới nổi do tầng lớp trung lưu đang ngày càng tiến bộ và những người tiêu dùng đang cố gắng thi đua thói quen uống với phương Tây”, nhà phân tích Malandrakis cho biết thêm.

Tuyết Nhung (Theo Bloomberg)
Bài liên quan
Alibaba, JD.com tuyên bố thắng lớn về doanh số bán hàng Ngày Độc thân khi chi tiêu của người dân phục hồi
Alibaba và JD.com đã kết thúc các chương trình khuyến mãi Ngày Độc thân (11.11) của họ năm nay. Cả hai gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đều tuyên bố đạt được kết quả mạnh mẽ, thể hiện sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng nội địa ở lễ hội mua sắm hằng năm lớn nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
11 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam: Doanh số bán bia tăng nhanh hơn tốc độ GDP