Trong hơn 10.000 bản ghi âm về động vật hoang dã trên thảo nguyên châu Phi, 95% các loài được quan sát phản ứng với mức độ kinh hoàng hơn nhiều trước âm thanh của một loài.
Kiến thức - Học thuật

Tiếng kêu của một loài còn khiến muôn loài ở châu Phi sợ hãi hơn sư tử

Anh Tú 17:01 08/03/2024

Trong hơn 10.000 bản ghi âm về động vật hoang dã trên thảo nguyên châu Phi, 95% các loài được quan sát phản ứng với mức độ kinh hoàng hơn nhiều trước âm thanh của một loài.

sutu.jpg
Sư tử không còn là loài đáng sợ nhất ở châu Phi

Với móng vuốt sắc nhọn, sở hữu cơ bắp cuồn cuộn, đôi mắt sắc bén, phản xạ nhanh nhẹn và bộ hàm khỏe đầy răng nanh, sư tử chắc chắn là kẻ săn mồi mà hầu hết các loài động vật đều sợ hãi. Đặc biệt là chúng cũng có khả năng săn mồi theo bầy rất thông minh.

Nhà sinh vật học bảo tồn Michael Clinchy từ Đại học Western ở Canada vào năm 2023 cho biết: “Sư tử là loài trên cạn lớn nhất săn mồi theo bầy và do đó phải là loài đáng sợ nhất”. Nhưng mới đây, thực tế lại phản bác quan điểm này.

Trong hơn 10.000 bản ghi âm về động vật hoang dã trên thảo nguyên châu Phi, 95% các loài được quan sát phản ứng với mức độ kinh hoàng hơn nhiều trước âm thanh của một loài hoàn toàn khác. Về mặt kỹ thuật, loài động vật này thậm chí không phải là loài săn mồi có nanh, vuốt hay tốc độ nhưng đơn giản là... vô đối. Đó là chúng ta: con người.

Trong mắt các loài thú khác, con người chúng ta là những kẻ thù đáng sợ hơn nhiều. Clinchy thừa nhận: “Nỗi sợ hãi con người đã ăn sâu trong tâm thức và lan rộng trong giới động vật. Có ý kiến cho rằng các loài động vật sẽ làm quen với con người nếu chúng không bị chúng ta săn bắt. Nhưng chúng tôi đã chứng minh rằng thực tế không phải như vậy".

Trong nghiên cứu được công bố năm ngoái, nhà sinh thái học Liana Zanette và đồng nghiệp của Đại học Western đã phát một loạt âm thanh cho động vật tại các hồ nước ở Công viên Quốc gia Greater Kruger của Nam Phi và ghi lại phản ứng của chúng.

Khu bảo tồn này là nơi sinh sống của quần thể sư tử (Panthera leo) lớn nhất thế giới, vì vậy các loài động vật có vú khác đều có nhận thức rõ về mối nguy hiểm mà loài mèo lớn này gây ra.

Các nhà nghiên cứu đã phát âm thanh cuộc trò chuyện của con người bằng các ngôn ngữ địa phương, bao gồm tiếng Tsonga, tiếng Bắc Sotho, tiếng Anh và tiếng Afrikaans, cũng như âm thanh săn bắn của con người, gồm cả tiếng chó sủa và tiếng súng. Họ cũng phát ra âm thanh của những con sư tử đang gầm gừ với nhau.

Clinchy nói: “Điều quan trọng là tiếng kêu của sư tử là gầm gừ, giống như trong 'cuộc trò chuyện' chứ không phải gầm vang. Bằng cách đó, tiếng kêu của sư tử có thể so sánh trực tiếp với giọng nói của con người khi trò chuyện".

Hầu như tất cả 19 loài động vật có vú được quan sát trong các thí nghiệm đều tìm cách rời bỏ hố nước khi nghe con người nói chuyện, tỷ lệ cao gấp đôi so với khi chúng nghe tiếng gầm gừ của sư tử hoặc thậm chí là âm thanh các cuộc đi săn. Các động vật có vú như tê giác, voi, hươu cao cổ, báo, linh cẩu, ngựa vằn và lợn lòi cách phản ứng với nguy hiểm theo cách riêng của chúng trước tiếng động của sư tử, nhưng riêng nghe tiếng người là chúng chạy xa.

Nhóm nghiên cứu giải thích trong báo cáo của họ rằng chính việc nghe thấy tiếng kêu của con người đã truyền cảm hứng cho nỗi sợ hãi lớn nhất, "cho thấy rằng động vật hoang dã nhận ra con người là mối nguy hiểm thực sự, trong khi những xáo trộn liên quan như tiếng chó sủa chỉ là những tác nhân ít gây nguy hiểm hơn".

Với mức độ phổ biến của con người hiện nay, không gian để các loài cảm thấy an toàn hiện nay ngày càng bị bóp nghẹt. Điều này không tốt cho quần thể vốn đã suy giảm của nhiều loài thảo nguyên, gồm cả những loài săn mồi như sư tử. Nghiên cứu trước đây của nhóm cho thấy, chỉ riêng nỗi sợ hãi liên tục có thể làm giảm số lượng động vật săn mồi qua nhiều thế hệ.

Nhưng các nhà sinh học bảo tồn cũng có thể khai thác kiến thức này để giúp đỡ các loài quý hiếm. Bằng cách phát lại tiếng trò chuyện của con người ở những khu vực được biết đến là điểm nóng của nạn săn trộm ở Nam Phi, họ hy vọng sẽ cảnh báo hữu hiệu để loài tê giác trắng phương Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng tránh đến chỗ an toàn.

Zanette nói: “Tôi nghĩ nỗi sợ hãi lan rộng khắp cộng đồng động vật có vú ở thảo nguyên là một minh chứng thực sự cho các tác động môi trường xấu mà con người gây ra. Chỉ cần có sự hiện diện chúng ta ở đâu đó cũng đủ là một tín hiệu nguy hiểm với các loài. Chúng sợ con người đến chết đi được, hơn bất kỳ loài săn mồi nào khác".

Trang The Daily Mail (Anh) mới đây đưa tin người phụ nữ tên Lidia Hernández (40 tuổi, đang sống tại bang Aguascalientes, miền trung Mexico) đã bị một con sư tử tấn công trước cửa nhà khi đang chuẩn bị giặt quần áo.

Con sư tử tên là Salomé với thân dài 1,8 mét đã thoát khỏi lồng nhốt trước đó tại một cơ sở nuôi thú tư nhân. Nó cũng đã tấn công và cắn chết 2 con chó và 1 con mèo trên đường đi, trước khi mai phục trước nhà của cô Hernández.

Sau khi bị con thú bất ngờ tấn công và để lại vết cào trên người, cô Hernández đã cắn vào phần thịt gần mắt của nó và khiến con sư tử hoảng sợ.

Chủ của con thú - anh Geovany Javier (34 tuổi), đã xuất hiện sau đó và kiểm soát được con vật. Không lâu sau, sư tử Salomé cũng bị cơ quan chức năng Mexico thu giữ vì hành vi gây nguy hiểm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiếng kêu của một loài còn khiến muôn loài ở châu Phi sợ hãi hơn sư tử