Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sinh ngày 2.2.1917, quê quán tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Tiểu sử nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

Trí Lâm | 02/10/2018, 06:11

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sinh ngày 2.2.1917, quê quán tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Năm 19 tuổi, ông tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân. Năm 1939, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ông từng bị thực dân Pháp bắt năm 1941 và kết án 10 năm tù giam tại HỏaLò - Hà Nội. Tháng 3.1945, ông vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh ủyHà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.

Theo Vietnamnet, trong một lần thăm nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười vài năm trước, ông Nguyễn Thiện Nhân, khi đó là Chủ tịch MTTQ Việt Nam hỏi về kỳtích vượt ngục tại nhà tù Hỏa Lò năm 1941, nguyên TBT Đỗ Mười kể: “Ba anh em trong tổ của tôi chui qua cống thoát ra ngoài. Ra khỏi cống, ba anh em đi ba hướng. Phải đi vào ban đêm, ban ngày thì lộ mất. Tôi về quê để lấy thẻ căn cước đi hoạt động”.

Người thư kýcho biết tên Đỗ Mười của nguyên Tổng Bí thư cũng xuất phát từ câu chuyện chui cống vượt ngục. “Bác vượt ngục đúng ngày 30. Ba mươi có chữ mươi tức là Mười. Bác thêm từ Đỗ thành Đỗ Mười để làm bí danh hoạt động. Tên thật của bác là Nguyễn Duy Cống”.

Sau tháng 8.1945, ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủyHà Đông. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông lần lượt đảm nhận các công tác khác nhau tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Liên khu 3; Bí thư Tỉnh ủyHà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định; Khu ủyviên Khu 3 kiêm Bí thư Tỉnh ủyNinh Bình; Phó Bí thư liên Khu ủy3 kiêm Phó Chủ tịch Ủyban kháng chiến hành chính Liên khu 3; chính ủyBộ Tư lệnh Liên khu 3; Bí thư Khu ủytả ngạn Sông Hồng kiêm Chủ tịch Ủyban Kháng chiến hành chính và Chính ủyBộ Tư lệnh Khu tả ngạn Sông Hồng.

Năm 1955, ông là Bí thư Thành ủykiêm Chủ tịch Ủyban quân chính thành phố Hải Phòng.Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3.1955), ông được bầu bổ sung làm Ủyviên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa2.

Đến năm 1956, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội thương. Năm 1958, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương, đồng thời là đại biểu Quốc hội khóa2 nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Tháng 9.1960 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu là Ủyviên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ năm 1961 đến 1969, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ. Sau đó, từ 1969 đến 1971 được cử giữ chức Phó thủ tướng, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ thủ tướng.

Năm 1971, ông được bầu là đại biểu Quốc hội khóa4, được Quốc hội bầu giữ chức Phó thủ tướng, Chủ nhiệm Ủyban kiến thiết cơ bản. Từ tháng 6.1973 đến tháng 11.1977, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đại biểu Quốc hội khóa5, 6.

Tháng 12.1976 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp Chấp hành Trung ương và Ủyviên dự khuyết Bộ Chính trị tiếp tục giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 1976-1981.

Tháng 7.1981, ông là đại biểu Quốc hội khóa7 và được bầu giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tháng 3.1982 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủyviên Bộ Chính trị tiếp tục giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 12.1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trưng ương, Ủyviên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí thư, đồng thời là đại biểu Quốc hội khóa8.

Tháng 6.1988, Quốc hội khóa8 bầu ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 và 8, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủyviên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (6.1991 - 12.1997). Ônglà đại biểu Quốc hội khóa9.

Tháng 12.1997, ông Đỗ Mười được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa8) cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiểu sử nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười