Theo công trình nghiên cứu nhiều năm của nhóm khoa học từ Mỹ, Ấn Độ và Canada, do sự gia tăng nhiệt độ nước trong đại dương và tình trạng đánh bắt quá mức, nồng độ methyl thủy ngân (methylmercury - MeHg), một chất độc thần kinh, trong cơ thể của nhiều loài các loài săn mồi biển động vật biển ăn thịt), cụ thể là cá tuyết Đại Tây Dương (Atlantic cod - Gadus morhua) và cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương (Atlantic bluefin tuna), đã tăng lên.

Tìm ra nguyên nhân làm tăng chất độc thần kinh ở cá biển

12/08/2019, 11:25

Theo công trình nghiên cứu nhiều năm của nhóm khoa học từ Mỹ, Ấn Độ và Canada, do sự gia tăng nhiệt độ nước trong đại dương và tình trạng đánh bắt quá mức, nồng độ methyl thủy ngân (methylmercury - MeHg), một chất độc thần kinh, trong cơ thể của nhiều loài các loài săn mồi biển động vật biển ăn thịt), cụ thể là cá tuyết Đại Tây Dương (Atlantic cod - Gadus morhua) và cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương (Atlantic bluefin tuna), đã tăng lên.

Cá tuyết Đại Tây Dương và cá đuối nhỏ đánh bắt ở Vịnh Maine, Bắc Mỹ - Ảnh: Jeff Rotman

Theo Nature, hơn 3 tỉ người trên thế giới dựa vào hải sản để cung cấp dinh dưỡng. Tuy nhiên, cá là nguồn tiếp xúc chủ yếu của con người với methyl thủy ngân (methylmercury - MeHg), một chất gây độc thần kinh mạnh. Tại Mỹ, 82% số người phơi nhiễm với MeHg là từ việc tiêu thụ hải sản biển và gần 40% là từ cá ngừ tươi và đóng hộp. Khoảng 80% thủy ngân vô cơ (Hg) được phát ra khí quyển từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo được lắng đọng trong đại dương, nơi một số được chuyển đổi bởi các vi sinh vật thành MeHg.

Mới đây, một nhóm khoa học từ Mỹ, Ấn Độ và Canada đã tiến hành một công trình nghiên cứu khẳng định do sự gia tăng nhiệt độ nước trong đại dương và tình trạng đánh bắt quá mức, nồng độ methyl thủy ngân (methylmercury - MeHg) trong cơ thể của nhiều loài các loài săn mồi biển (động vật biển ăn thịt) đã tăng lên.

Methyl thủy ngân tích tụ trong cơ thể cả động vật và cá cũng như ở con người. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh Minamata, một căn bệnh thần kinh do nhiễm độc thủy ngân với những triệu chính mất điều hòa hoạt động, tứ chi run rẩy do yếu cơ, tầm nhìn hướng tâm bị che khuất, mất khả năng thính giác, nói khó khăn, nghiêm trọng hơn có thể tê liệt, hôn mê và tử vong. Methyl thủy ngân thường tích tụ trong các vi sinh vật đại dương và sau đó xâm nhập vào cơ thể của các loài săn mồi biển. Do đó, hàm lượng methyl thủy ngân trong cá có thể cao hơn 6 lần so với trong nước biển.

Các nhà khoa học đã biết rằng nồng độ chất độc trong cơ thể của cá săn mồi đã tăng lên trong những năm gần đây - bây giờ các nhà nghiên cứu quyết định tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này.

Các nhà sinh học đã mô phỏng quá trình tăng nồng độ methyl thủy ngân (methylmercury) trong mô của hai loài động vật ăn thịt - cá tuyết Đại Tây Dương (Atlantic cod - Gadus morhua) và cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương (Atlantic bluefin tuna). Hóa ra, tình trạng đánh bắt cá quá mức ảnh hưởng đến việc 2 loài cá này lựa chọn thức ăn bao gồm cá và các loài mực, tôm và động vật không xương sống chứa nhiều thủy ngân. Ngoài ra, theo các nhà khoa học, một yếu tố khác là sự gia tăng nhiệt độ nước đại dương cũng khiến tăng nồng độ thủy ngân trong cơ thể sinh vật biển.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm ra nguyên nhân làm tăng chất độc thần kinh ở cá biển