Đó là lời của thiếu tướng Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 8, khóa 17, nhiệm kỳ 2016 - 2021 HĐND tỉnh tỉnh Quảng Bình. Kỳ họp diễn ra từ ngày 5-8.12.

Tín dụng đen gây nhiều hệ lụy cho xã hội

Quang Cường | 08/12/2018, 12:09

Đó là lời của thiếu tướng Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 8, khóa 17, nhiệm kỳ 2016 - 2021 HĐND tỉnh tỉnh Quảng Bình. Kỳ họp diễn ra từ ngày 5-8.12.

>> Hà Tĩnh: Đột kích 5 cơ sở tín dụng đen, tạm giữ nhiều nghi phạm

>> Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, 6 đối tượng bị khởi tố

>> Hà Tĩnh: Khởi tố người cho vay lấy lãi gấp 15 lần so với quy định​

>> Nghệ An: Bắt một thầy giáo cùng 3 người cho vay nặng lãi

>> Tội phạm cho vay nặng lãi đang bành trướng ở Đà Nẵng

Tín dụng đen không chịu sự quản lý của cơ quan nào

Theo thiếu tướng Từ Hồng Sơn, hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Quảng Bình làm tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Hiện Công an tỉnh Quảng Bình đã nắm được trên toàn tỉnh có 44 nhóm với 277 đối tượng đang hoạt động tín dụng đen. Những người này chủ yếu đến từ tỉnh Nghệ An.

Địa bàn nở rộ hoạt động tín dụng đen tại Quảng Bình là những khu vực có kinh tế phát triển như TP.Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và các huyện lân cận. Những người hoạt động ở lĩnh vực này chủ yếu là từ Nghệ An vào, thuê nhà ở, đi dán quảng cáo cho vay.

Các cơ sở tín dụng đen này hoạt động dưới danh nghĩa dịch vụ tài chính, cầm đồ. Loại hình tín dụng này đa số là giao dịch dân sự, người vay và người cho vay thỏa thuận ngầm với nhau, thủ tục nhanh gọn, đơn giản. Tuy nhiên, lãi suất cho vay cao hơn gấp nhiều lần nhà nước quy định.

Thành phần cho vay trong hoạt động tín dụng đen là dân “anh chị”, lợi dụng việc người dân thiếu hiểu biết, không có tài sản thế chấpđể cho vay với lãi suất cắt cổ. Nếu người vay không trả nợ đúng hạn thì các chủ nợ gây áp lực, ném chất bẩn, đe dọa, thậm chí cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích hoặc bắt giữ người trái pháp luật.

Theo thiếutướng Từ Hồng Sơn: "Hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Quảng Bình làm tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội" - Ảnh: H.T

“Tín dụng đen, hay còn gọi là tín dụng phi chính thức đang tồn tại dưới nhiều hình thức. Đây là tín dụng dân sự, không thông qua hệ thống ngân hàng, không đăng ký kinh doanh, không được cấp phép, không có quy định và không chịu quản lý của bất cứ cơ quan nào”, thiếu tướng Từ Hồng Sơn nói.

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cũng nêu quan điểm sẽ tăng cường công tác điều tra, phòng ngừa, phát hiện tình hình để đấu tranh xử lý. Trong đợt tới sẽ ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm để đảm bảo cho cuộc sống của nhân dân thực sự yên bình.

Vòi bạch tuộctín dụng đen vươnkhắp nơi

Đầu tháng 11 vừa qua, thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng phát biểu rằng tội phạm cho vay nặng lãi núp bóng dịch vụ tài chính đang bành trướng ở thành phố này.

Công an TP.Đà Nẵng đã điều tra, xử lý hơn 300 đối tượng cho vay nặng lãi, tín dụng đen và đòi nợ thuê trên địa bàn thành phố. Trong tháng 10, công an thành phố đã yêu cầu công an các quận Sơn Trà và Liên Chiểu chủ động kiểm tra, bắt giữ 2 vụ.

Theo thiếu tướng Viên, đây là thực trạng không chỉ xuất hiện ở Đà Nẵng mà đang nóngtrên cả nước khoảng 3 năm nay, khiến người dân hoang mang, lo lắng. Trên cả nước có hơn 7.000 vụ hình sự liên quan loại hình này.

Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng cho hayhiện nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp rất lớn. Các đối tượng cho vay nặng lãi đánh trúng tâm lý của người dân và doanh nghiệp có nhu cầu vay với thủ tục nhanh gọn nên chúng ngày càng bành trướng.

Tình hình an ninh trật tự tại Nghệ An cũng đang nóng với loại tội phạm cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen. Công an tỉnh này cũng đã điều tra, triệt phá nhiều vụ liên quan đến loại tội phạm này. Nhiều nghi phạm bị bắt, trong đó có cả thầy giáo tham gia cho vay nặng lãi.

Đầu tháng 11, Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) khởi tố và bắt giam 4 người để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi. Trong số những người bị bắt có N.V.Nđang là giáo viên dạy môn Lịch sử tại một trường cấp 3 trên địa bàn.

4 người cho vay nặng lãi bị Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) bắt giữ vào tháng 11 vừa qua - Ảnh: Công ancung cấp

Theo cơ quan điều tra, nhóm người này đã lợi dụng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp muốn vay tiền với thủ tục nhanh gọn nên đã áp dụng mức lãi suất cao. Sau khi giao dịch với người vay, những người cho vay không ghi lại nội dung lãi suất, khi kết thúc giao dịch thì tiêu hủy toàn bộ giấy tờ liên quan.

Cơ điều tra năng xác định số tiền nhóm người này cho vay hằng tháng hơn 10 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 1 tỉ đồng.

Công an TX.Thái Hòa cũng đã đồng loạt kiểm tra 41 điểm dịch vụ cầm đồ, công ty tài chính hoạt động theo kiểu cho vay nặng lãi trên địa bàn. Nhiều công ty, tiệm cầm đồ bị kiểm tra không có giấy phép hoạt động theo quy định.

Mới đây, Công an TP.Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Duyên (trú xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” quy định tại điều 201 Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Thị Duyên trong vòng hơn một tháng đã cho một học sinh THPT là V.L.P.T (SN 2001, trú tại P.Nam Hà, TP.Hà Tĩnh) vay tiền 28 lần. Lãi suất thỏa thuận giữa haingười này là từ 5 nghìn đồng – 8 nghìn đồng/1 triệu đồng/ngày, gấp khoảng 9-15 lần lãi suất cao nhất quy định tại Bộ luật Dân sự; thời hạn vay từ 30 đến 50 ngày tùy theo từng lần (gói) vay.

Với cách thức lấy khoản vay sau trả nợ khoản vay trước, chỉ trong hơn một tháng, tổng số tiền T. nợ Duyên là 340.500.000 đồng; số tiền lãi Duyên buộc T. phải trả là 85.045.000 đồng. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, số tiền lãi Duyên được phép thu cao nhất của T. trong thời gian này là 9.241.000 đồng.

Khi đã hết thời hạn vay nhưng T. chưa trả tiền, ngày 1.11, Nguyễn Thị Duyên dẫn người mang theo hung khí đến đe dọa, gây sức ép với gia đình T.

Cảnh sát khám xét một cơsở dịch vụ tài chính hoạt động cho vay nặng lãi- Ảnh: Công an cung cấp

Trước đó, cũng trong tháng 11, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã điều động 100 cảnh sát đột kích 5 cơ sở cầm đồcó hoạt động cho vay nặng lãi trên địa bàn TP.Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh và huyện Lộc Hà.

Quá trình khám xét, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 600 triệu đồng tiền mặt, 5 máy tính, 4 máy tính tiền, 6 điện thoại di động cùng nhiều giấy tờ, tài liệu liên quan đến các hoạt động phạm tội.Với các chứng cứ thu thập được, cơ quan công an đã tạm giữ hình sự 8 nghi phạm và triệu tập 17 người liên quan để phục vụ điều tra.

Ngày 5.12, Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can về tội “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự”.

Quang Cường – Hà Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tín dụng đen gây nhiều hệ lụy cho xã hội