Ngày 11.5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị có buổi làm việc với tỉnh Bình Dương để nắm bắt tình hình, đưa ra giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, tháo gỡ các khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản.

Tỉnh Bình Dương đề xuất gỡ khó thị trường bất động sản

Hồ Đông | 12/05/2023, 15:55

Ngày 11.5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị có buổi làm việc với tỉnh Bình Dương để nắm bắt tình hình, đưa ra giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, tháo gỡ các khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương nêu ra một số khó khăn cần quan tâm giải quyết được chia làm 4 nhóm các dự án đầu tư, xây dựng, chính sách tín dụng, thị trường và nguồn lao động.

Đặc biệt, các dự án đầu tư, xây dựng hiện nay của tỉnh đang gặp khó trong thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, xác định nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi nhận chuyển nhượng toàn bộ, hoặc một phần dự án đầu tư; thủ tục thẩm định giá đất, vướng mắc về thể chế chính sách trong quá trình triển khai thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

binhduong.jpg
Bình Dương có thị trường bất động sản rất sôi động - Ảnh: Internet

Trước tình hình đó, Bình Dương đã kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Bình Dương áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất để tính thu nghĩa vụ tài chính cho các khu đất có giá trị trên 20 tỉ đồng; có giải pháp thu hút được những đơn vị có chức năng thẩm định giá tham gia tư vấn giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất, tính thu nghĩa vụ tài chính về đất, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thực hiện thu ngân sách; cần sửa đổi các chính sách về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Trước những đề xuất của tỉnh Bình Dương và ý kiến đóng góp của đại diện các Bộ, ngành trong đoàn công tác, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã ghi nhận và chia sẻ những khó khăn của tỉnh trong thời gian qua.

Theo Bộ trưởng, với thị trường bất động sản, Bình Dương cần bám sát Nghị quyết số 33 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững để tìm ra hướng tháo gỡ những khó khăn trong thẩm quyền của tỉnh.

Với những khó khăn chung như: Ách tắc trong xác định giá đất, giải phóng mặt bằng, chuyển nhượng bất động sản, áp dụng hệ số đất, định mức chi phí dự án, chính sách tín dụng… gây ùn tắc trong quá trình đầu tư, xây dựng, Tổ công tác sẽ báo cáo chi tiết lên Thủ tướng để tìm cách tháo gỡ.

Trong lĩnh vực xây dựng, Bình Dương cần thúc đẩy và quản lý quy hoạch. Theo đó, Bình Dương cần rà soát các cấp độ quy hoạch để điều chỉnh, bổ sung kịp thời để thống nhất và đồng bộ làm cơ sở thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, Bình Dương cần lập quy hoạch không gian ngầm.

Vấn đề nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, Bình Dương cần phát huy thế mạnh, kinh nghiệm để thực hiện Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp và tham gia gói tín dụng 1.200 tỉ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Những vấn đề vướng mắc liên quan đến nhà ở xã hội do Sở Xây dựng Bình Dương kiến nghị, Bộ Xây dựng tiếp nhận để trình Quốc hội để có cơ sở tháo gỡ khó khăn và nhanh chóng triển khai đầu tư xây dựng.

Tại buổi làm việc, tỉnh Bình Dương kiến nghị các Bộ, ngành sớm có hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của pháp luật về đầu tư công, nhất là các định mức, chi phí để làm cơ sở lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư, chủ trương đầu tư, dự án không có cấu phần xây dựng, dự án giải phóng mặt bằng để có cơ sở tổ chức thực hiện.

Với chính sách tín dụng, tỉnh Bình Dương kiến nghị Chính phủ có chính sách cho doanh nghiệp nợ, giãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế từ 3 – 6 tháng để doanh nghiệp có vốn để duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm để chăm lo, giữ chân người lao động. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách giãn nộp thuế và giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023.

Đề nghị ngân hàng Nhà nước xem xét cho các doanh nghiệp được cơ cấu nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ tương tự như Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13.3.2020. Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì được dòng vốn, đảm bảo hoạt động vượt qua thời kỳ khó khăn và cũng không làm tăng thêm nợ xấu của ngân hàng, ngân hàng Nhà nước, các quỹ tín dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, giảm lãi suất để doanh nghiệp có nguồn vốn duy trì sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ.

Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá bất động sản
Thủ tướng vừa ký Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15.1.2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản, và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỉnh Bình Dương đề xuất gỡ khó thị trường bất động sản